Xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam - Ảnh 1.

chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ. Ảnh: Nhật Bắc

Sáng 6/12, báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2023, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, xu hướng phục hồi ngày càng tích cực hơn. Nền kinh tế dần lấy lại đà tăng trưởng, thích ứng hiệu quả hơn trước bối cảnh, tình hình mới của thế giới và trong nước.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 tăng 3,46% cùng kỳ, bình quân 11 tháng tăng 3,22%. Sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực, xuất khẩu nông sản đạt 47,84 tỷ USD, riêng rau quả đạt trên 5 tỷ USD, tăng gần 72%. Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 65% kế hoạch, cao hơn gần 123.000 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, theo Bộ KH&ĐT, nền kinh tế nước ta tiếp tục chịu “tác động kép” từ yếu tố bất lợi bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại nhiều năm. Ở trong nước, dòng tiền và thủ tục hành chính vẫn là những khó khăn mà khu vực sản xuất, doanh nghiệp phải đối mặt.

Cho rằng tiếp cận tín dụng, thị trường bất động sản vẫn còn khó khăn , vướng mắc, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành phát huy tinh thần trách nhiệm, đề cao trách nhiệm cá nhân theo tinh thần tháng sau hiệu quả hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, năm sau tốt hơn năm trước.

Xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam - Ảnh 2.

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2023.

Về giải pháp, Thủ tướng yêu cầu xử lý hiệu quả các tồn tại, vướng mắc để phục hồi và phát triển ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững các thị trường, nhất là các sàn giao dịch bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, lao động, khoa học công nghệ.

Cùng với đó, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính – ngân sách; phấn đấu tăng thu, đồng thời, kiểm soát chi, tiết kiệm triệt để chi ngân sách. Đặc biệt, Thủ tướng lưu ý khẩn trương khắc phục bất cập trong thu thuế điện tử, nhất là đối với khu vực dịch vụ ăn uống, bán hàng trực tuyến, thương mại điện tử và hoàn thiện phương án sử dụng dự phòng ngân sách Trung ương năm 2023 (ngay trong tháng 12/2023).

Lãnh đạo Chính phủ cũng lưu ý tranh thủ các cơ hội mới từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng sản xuất, thương mại, đầu tư toàn cầu và khu vực, thu hút đầu tư, phát triển các ngành, lĩnh vực chíp bán dẫn, linh kiện… Thu hút nguồn lực tài chính xanh, tín dụng xanh ưu đãi để phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới hydrogen. Xây dựng và phát triển trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.

Trong đầu tư công, Thủ tướng yêu cầu phân bổ chi tiết toàn bộ số vốn đầu tư công kế hoạch 2023 còn lại trước ngày 10/12/2023. Các bộ, ngành thực hiện thủ tục chuyển 13.796 tỷ đồng nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2021 để bố trí dự toán, kế hoạch đầu tư công hằng năm cho Bộ Giao thông vận tải và 8 địa phương để triển khai thực hiện 3 dự án quan trọng quốc gia.

Các bộ, ngành, địa phương kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc về cung ứng vật liệu xây dựng, giải phóng mặt bằng, chuyển mục đích sử dụng đất rừng… để đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia, cao tốc, liên vùng, đường ven biển. Phấn đấu đạt mục tiêu giải ngân ít nhất 95% kế hoạch vốn năm 2023.


Source link

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *