Việt Nam sẽ giảm thuế VAT xuống 8% trong bao lâu, khi các nước đều giảm thuế VAT tạm thời?

Rate this post

Chính sách giảm thuế này chỉ áp dụng đối với các nhóm hàng hoá, dịch vụ đang áp dụng mức thuế VAT 10%. Và không áp dụng với một số hàng hoá dịch vụ về viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, sản xuất kim loại và sản xuất từ kim loại đúc sẵn, ngành khai khoáng (không kể khai thác than), sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất, các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Mức thuế này được phép tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam cho kỳ tính thuế năm 2022.

Giảm thuế VAT là một phương pháp để hỗ trợ tài chính mạnh mẽ và kịp thời kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Đồng thời đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ thu nhập, duy trì việc làm và hoạt động kinh doanh. Năm 2021, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính chính sách tài khoá (hỗ trợ về thuế và đầu tư công) được đưa ra trên toàn cầu đạt gần 14 nghìn tỷ USD.

Các quốc gia nỗ lực cải thiện hệ thống thuế, giảm thuế VAT và thuế nhập khẩu, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận các nguồn cung và dịch vụ thiết yếu. Chính sách giảm thuế VAT tạm thời được nhiều quốc gia sử dụng nhắm vào một số ngành cụ thể, như một cách để kích cầu và hỗ trợ các doanh nghiệp trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo báo cáo của Công ty kiểm toán Quốc tế PwC, Trung Quốc đã có nhiều ưu đãi thuế VAT khác nhau cho năm 2020 và 2021. Cụ thể, Trung Quốc giảm thuế VAT từ 3% xuống 1% cho một số ngành như du lịch, khách sạn,… áp dụng từ 1/3/2020 – 31/12/2021.

Theo báo BDO, tháng 7/2020, Chính phủ Anh đã quyết định giảm thuế VAT tạm thời cho một số ngành để hỗ trợ khó khăn do dịch Covid-19 gây ra. Thuế VAT giảm từ 20% xuống chỉ còn 5%, hiệu lực đến ngày 30/9/2021 cho một số ngành gặp khó khăn nghiêm trọng, như lĩnh vực du lịch, khách sạn. Từ ngày 1/10/2021, thuế suất VAT 5% sẽ tăng lên 12,5% cho đến ngày 31/3/2022.

Tuy nhiên, Chính phủ Anh đã thông báo rằng thuế sẽ được tăng quay trở lại mức tiêu chuẩn 20% kể từ 1/4/2022. Các cơ quan thương mại của Anh nhấn mạnh, các doanh nghiệp đang ở giai đoạn phục hồi sau hơn 2 năm chịu sự tàn khốc do dịch Covid-19. Do đó, chi phí ngày càng tăng gây ra nhiều thách thức cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt là về lao động và cung ứng sản phẩm. Việc đánh thuế VAT trở lại mức trước đại dịch vào năm 2022 sẽ hạn chế đầu tư, hạn chế tăng trưởng, cản trở sự phục hồi sau đại dịch.

Theo tờ Avalara, Đức đã tạm thời giảm thuế VAT để hỗ trợ các doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng và người tiêu dùng trong cuộc khủng hoảng gây ra bởi Covid-19. Thuế VAT giảm 13% từ mức tiêu chuẩn 19% xuống còn 7%, áp dụng từ 1/7/2020 – 31/12/2022. Ngoài ra, Pháp giảm thuế suất VAT từ 20% xuống còn 10% đối với một số ngành và mặt hàng nhất định, điển hình như dược phẩm, vận tải, du lịch, khách sạn.

Theo tờ WTS Global, Singapore giảm mức thuế suất VAT còn 7% từ năm 2020 đến 2021. Dự kiến có thể sẽ được nâng lên vào năm 2022.

Vào 9/2020, do ảnh hưởng của đại dịch, Thái Lan đã quyết định giảm thuế suất VAT từ 10% xuống còn 7% đối với tất cả các hoạt động bán hàng, dịch vụ và nhập khẩu đến 31/9/2021. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, Thái Lan quyết định duy trì mức giảm thuế VAT thêm 2 năm nữa, tức gia hạn thêm từ 1/10/2021 – 30/9/2023.



Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *