Người Việt có 2 thói quen này cũng có nguy cơ cao

Rate this post

Nghệ sĩ Giang còi mắc bệnh ở giai đoạn muộn

Theo thông tin, nghệ sĩ Lê Hồng Giang – Giang còi bị ung thư hạ họng. Trước đó, nghệ sĩ này cho biết mình bị khàn tiếng và đi kiểm tra tại bệnh viện. Tại đây, anh được chẩn đoán nghi có khối u ở họng, anh nhập viện ung bướu để xét nghiệm.

Các triệu chứng bệnh thuộc thể u sùi hạ giọng xoang lê bên phải, tổn thương thứ phát phổi hai bên, tổn thương thứ phát ở gan, xơ gan, sỏi túi mật.

Chứng mất tiếng là do dây thanh quản bị sùi và liệt, giống như dây đàn không còn độ ngân nữa nên gây ra mất tiếng. Sau khi làm sinh thiết tế bào, nghệ sĩ Giang còi được xác định ung thư giai đoạn 3.

Theo Globocan 2018, ung thư hạ họng là bệnh khá phổ biến với 80.608 ca mới mắc và 34.894 ca tử vong mỗi năm.

Ở Việt Nam ung th­ư hạ họng hay gặp hơn ung th­ư thanh quản nh­ưng kết quả điều trị lại kém hơn do các triệu chứng lâm sàng ban đầu t­ương đối kín đáo, phần lớn người bệnh đến khám đều ở giai đoạn muộn. Bệnh chủ yếu gặp ở nam giới và có liên quan nhiều đến vấn đề nghiện rượu, hút thuốc lá, hít nhiều các khí thải độc hại…

Theo hiệp hội quốc tế chống ung th­ư (UICC) ung thư­ hạ họng xuất hiện theo 3 vùng: xoang lê, vùng sau nhẫn phễu và vùng thành sau hạ họng.

Ở giai đoạn sớm, tổn thương hay gặp tại một vùng giải phẫu nhưng ở giai đoạn muộn thường lan sang vùng thanh quản và khó phân biệt xuất phát điểm. Chỉ định và tiên lượng hoàn toàn phụ thuộc vào vị trí tổn thương cũng như giai đoạn bệnh.

Nếu như ung thư thanh quản có tiên lượng tốt thì ung thư hạ họng có tiên lượng rất xấu, điều trị rất khó khăn.

Xu hướng hiện nay là tăng cường điều trị bảo tồn thanh quản, giảm thiểu phẫu thuật tàn phá lớn ảnh hưởng đến chức năng sinh lý thanh quản, vì vậy điều trị bằng xạ trị gia tốc và kết hợp hoá chất là phương pháp được lựa chọn mang lại kết quả điều trị tốt cho những bệnh nhân ung thư hạ họng giai đoạn muộn không thể phẫu thuật.

Dấu hiệu của bệnh

PGS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa An Việt cho biết ung thư hạ họng ở Việt Nam hay gặp hơn ung thư thanh quản nhưng kết quả điều trị lại kém hơn do các triệu chứng lâm sàng ban đầu tương đối kín đáo, phần lớn người bệnh đến khám đều ở giai đoạn muộn. Tuổi thường gặp khoảng từ 45 – 65.

Nghệ sĩ Giang còi mắc ung thư giai đoạn muộn: Người Việt có 2 thói quen này cũng có nguy cơ cao - Ảnh 2.

PGS Nguyễn Thị Hoài An.

Nam gặp nhiều hơn nữ với tỉ suất là 5/1, tức là nam giới chiếm tới 85%. Độ tuổi bị bệnh có xu hướng trẻ hóa.

Ở các nước Âu Mỹ thì tỷ lệ của ung thư hạ họng gặp ít hơn thanh quản. Ở Việt Nam do phát hiện bệnh muộn nên khối u lan rộng toàn bộ vùng hạ họng và vào thanh quản được gọi là ung thư hạ họng – thanh quản. Ngược lại khối u xuất phát từ thanh quản lan ra hạ họng được gọi là ung thư thanh quản

Nguyên nhân gây ra ung thư hạ họng, theo PGS An, là do thói quen uống rượu, thuốc lá: Vừa dùng cả rượu, thuốc lá có nguy cơ ung thư tăng gấp 3 lần.

Yếu tố nghề nghiệp những người bị làm trong các môi trường có liên quan đến Amiant, Nikel, chrome, chất dẻo.

Những người bị các bệnh bạch sản thanh quản là những mảng trắng xám, sừng hóa ở trên bề mặt dây thanh)và u nhú thanh quản ở người cao tuổi được coi là giai đoạn tiền ung thư; nếu sau khi cắt tái phát nhanh thì tỉ lệ ung thư là 70%. Ngoài ra, polyp dây thanh ở người già có tỉ lệ ung thư thanh quản cũng cao (15%).

Nguyên nhân gây ung thư thanh quản nữa đó là vệ sinh răng miệng kém. PGS An cho biết trong điều kiện vệ sinh răng miệng kém, các vi khuẩn hội sinh phát triển mạnh dễ gây nên viêm nhiễm vùng miệng, họng và thanh quản. Kích thích viêm kéo dài là yếu tố thuận lợi cho ung thư thanh quản và hạ họng.

Ngoài ra, những người bị viêm nhiễm mạn tính, thoái hóa niêm mạc, dị sản biểu mô tỏa lan.

Triệu chứng của ung thư hạ họng, PGS An cho biết các bệnh nhân bị ung thư hạ họng đều có dấu hiệu đầu tiên là khàn tiếng do khối u tràn vào dây thanh quản. Ngoài ra, bệnh nhân bị rối loạn nuốt ở 1 bên: Cảm giác nuốt vướng ở hạ họng như có dị vật, mắc xương cá, kéo dài và tăng dần đến nuốt nghẹn, khó và nuốt tắc.

Đau khi nuốt, đau lan lên tai ở cùng với bên nuốt vướng. Xuất hiện sớm vùng máng cảnh ngang tầm vùng sụn thanh quả to dần, cứng và đi đến cố định.

Những người có dấu hiệu trên cần đến các cơ sở y tế để khám. Các bác sĩ chỉ cần khám lâm sàng đặc biệt khi bệnh nhân có những rối loạn cơ năng như nuốt đau, khó nuốt, khàn tiếng …, soi thanh quản gián tiếp hoặc trực tiếp để quan sát và sinh thiết u. Ngoài ra, chụp CT scan để đánh giá mức độ xâm lấn.


Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *