Một cổ phiếu từ khi lên sàn chỉ biết mỗi “màu tím”, tăng hơn 1.300% chỉ sau 4 tháng

Rate this post

TBH từ khi lên sàn chỉ biết mỗi màu tím

Phiên giao dịch 17/12, cổ phiếu TBH của CTCP Tổng Bách Hóa tiếp tục tăng trần 14,9%, gây kinh ngạc đối với giới đầu tư bởi từ khi lên sàn TBH chỉ biết tới màu duy nhất là “tím”. Cứ thứ 6 hàng tuần là TBH tím lịm. 

Ngày 13/8/2021, TBH được niêm yết trên sàn giao dịch UpCoM với giá 5.700 đồng/cổ phiếu và bị hạn chế giao dịch chỉ giao dịch vào phiên thứ 6 hàng tuần. Ngay phiên đầu tiên trên UpCoM TBH đã tăng liền 38,6% lên 7.900 đồng/cổ phiếu. Kể từ đó mỗi thứ 6 hàng tuần TBH đều tăng trần 15%. Chốt phiên giao dịch ngày 10/12, TBH đạt 81.700 đồng/cổ phiếu, tăng 15%, với thanh khoản bùng nổ gần 395.000 cổ phiếu. Nếu tính kể từ khi lên sàn TBH đã tăng 1.333%, sau hơn 4 tháng. 

Cổ đông công ty được hưởng lợi lớn dù kết quả kinh doanh của TBH không có nhiều đột biến. Tuy vậy thanh khoản của TBH rất thấp do cổ đông cô đặc. Vốn hoá của TBH hiện vượt 7.600 tỷ đồng. 

Một cổ phiếu từ khi lên sàn chỉ biết mỗi màu tím, tăng hơn 1.300% chỉ sau 4 tháng - Ảnh 1.

TBH tăng đều đặn tăng trần phiên thứ 6 hàng tuần

Theo bản cáo bạch, cổ đông lớn nhất của TBH là Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Phú Thanh – đơn vị thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh sở hữu 96,65% vốn. Ngoài ra, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty hiện nay là ông Mạnh Hoàng Thao, ông sinh năm 1975. Ngoài ra, ông Thao đang làm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh; Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Nam Đại Cồ Việt; Tổng Giám đốc Công ty TNHH BT Tân Hoàng Mai; Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Kinh doanh và Xây dựng Nhà.

Tổng Giám đốc là ông Nguyễn Mạnh Hùng, ông sinh năm 1978. Ngoài ra, ông Hùng đang làm Tổng Giám đốc tại Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi sao Việt và Giám đốc tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Mạnh Loan.

Xây dựng Phú Thanh có trụ sở tại Tây Hồ (Hà Nội) được thành lập năm 2014 kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, dịch vụ và thương mại. Vốn điều lệ của Phú Thanh là 1.110 tỷ đồng. 

Kinh doanh kém tích cực nhưng có “đất vàng”

TBH có kết quả kinh doanh khá khiêm tốn, cụ thể TBH đạt doanh thu 20,8 tỷ năm 2019, lợi nhuận sau thuế âm 94 tỷ đồng. Năm 2020, doanh thu của TBT tiếp tục giảm còn 16,7 tỷ đồng, giảm 19,5% và lỗ sau thuế 4,29 tỷ đồng, giảm 95%. 

Sang tới quý 1/2021, doanh thu của công ty chỉ 2,7 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế đạt 15,1 tỷ đồng. 

Vốn chủ sở hữu của TBH âm nhiều năm liền. Năm 2019 vốn chủ sở hữu âm 352 tỷ đồng đến năm 2020 âm 356 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau đó TBH tăng vốn nên vốn chủ sở hữu của TBH đã đạt 558 tỷ đồng vào cuối quý 1/2021. Tổng tài sản công ty đạt 1.794 tỷ đồng. 

Công ty cho biết, nguyên nhân dẫn đến vốn chủ sở hữu của năm 2019 – 2020 có kết quả âm là do giai đoạn 2009 – 2013 tình hình kinh doanh của công ty đã gặp rất nhiều khó khăn, kết quả kinh doanh thực tế là thua lỗ liên tục dẫn tới không có khả năng thanh toán các khoản nợ.

Cụ thể, các mặt hàng chủ lực công ty kinh doanh đều bị thua lỗ về giá do giá thị trường giảm và lỗ về chi phí tài chính đặc biệt là chi phí lãi vay ngân hàng khi có giai đoạn lãi suất vay ngân hàng tăng từ 10% lên 22%/năm. Chỉ tính riêng tiền lãi vay phải trả giai đoạn 2010-2013 đã là 172 tỷ đồng. 

Kinh doanh kho và dịch vụ kho, chỉ đủ để trang trải chi phí tiền lương, hành chính. Từ nửa cuối năm 2014 đến 2020 công ty không triển khai được hoạt động kinh doanh hàng hoá do phát sinh nợ quá hạn tại các ngân hàng. Hoạt động kinh doanh kho chỉ còn cho thuê kho và dịch vụ kho, tuy nhiên không đủ bù đắp chi phí tiền thuê nhà, tiền thuê đất do Nhà nước tăng tiền thuê đất, nhà… Nhiều diện tích đất thuê chưa ký được hợp đồng mới. 

Một cổ phiếu từ khi lên sàn chỉ biết mỗi màu tím, tăng hơn 1.300% chỉ sau 4 tháng - Ảnh 2.

Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

Tuy tình hình kinh doanh nhiều bết bát nhưng công ty đang sở hữu những diện tích đất thuê, đất sở hữu “khủng”. 

Đó là khu đất 48 Ngọc Hồi (Thanh Trì – Hà Nội) rộng 35.895m2. Mục đích sử dụng đất được công bố là chuyển đổi mục đích sử dụng đất khu nhà ở theo Quyết định số 1168 của Hà Nội năm 2015. Đây là đất nhà nước cho thuê đất và trả tiền thuê hàng năm. 

Ô đất thứ 2 tại địa chỉ 15 Bích Câu (Đống Đa, Hà Nội) với diện tích 3.735m2 với mục đích sử dụng đất làm cơ sở kinh doanh, dịch vụ phù hợp với quy định của pháp luật. Ô đất 352 Giải Phóng (Thanh Xuân, Hà Nội), rộng 608m2 được sử dụng làm nhà kho. 

Ngoài ra, công ty còn sở hữu một số lô đất tại Hải Phòng như 3.865m2 đất tại 23 Điện Biên Phủ (Ngô Quyền, Hải Phòng) làm cơ sở kinh doanh, dịch vụ; 457 m2 đất tại Hồng Bàng đang làm cửa hàng cho thuê. 

Hầu hết các lô đất đều là đất thuê và trả tiền hàng năm. 

Năm 2021 TBH đặt kế hoạch doanh thu 14 tỷ đồng và lỗ 1,5 tỷ đồng. Công ty cho biết đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án nhà ở 486 Ngọc Hồi (2.700 tỷ), đồng thời thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng dự án bất động sản khác như Dự án Tổ hợp trung tâm thương mại, dịch vụ tại 15 Bích Câu, quận Đống Đa, Hà Nội (231 tỷ);  Dự án Tổ hợp trung tâm thương mại, dịch vụ nhà ở tại 23 Điện Biên Phủ, Ngô Quyền, Hải Phòng (407 tỷ).

Một cổ phiếu từ khi lên sàn chỉ biết mỗi màu tím, tăng hơn 1.300% chỉ sau 4 tháng - Ảnh 3.

Dự án của TBH trên các lô đất đắc địa

Được biết, Công ty cổ phần Tổng Bách Hóa tiền thân là Tổng công ty Bách hóa được thành lập năm 1954 với mục đích thành lập các tổng công ty chuyên nghiệp mậu dịch quốc doanh trực thuộc Bộ Công thương. Hiên nay, công ty đang hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, cho thuê kho bãi và kinh doanh bất động sản. Công ty có 4 đơn vị thành viên gồm Công ty TNHH Xuất nhập khẩu TBH, Công ty TNHH MTV Thương mại Miền Nam TBH, Công ty TNHH MTV Vật tư Nông sản TBH. 



Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *