Lực đẩy mạnh mẽ cho thị trường bất động sản trong thời gian tới

Rate this post

M&A dự án: Lực đẩy mạnh mẽ cho thị trường bất động sản trong thời gian tới - Ảnh 1.

Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp từ năm ngoái đến hiện tại khiến hoạt động M&A có xu hướng phát triển mạnh hơn. Thị trường đã chứng kiến nhiều thương vụ M&A đình đám trong 2 năm qua như LDG Group nhận chuyển nhượng dự án của Quốc Cường Gia Lai tại Thủ Đức, Công ty Cổ phần và Phát triển Bất động sản Phát Đạt mua lại 99,5% cổ phần Công ty Cổ phần Bất động Sản Đầu tư và Phát triển Cao ốc Bình Dương, Tập đoàn Ô tô Trường Hải mua lại chuỗi bán lẻ E-Mart Việt Nam, thương vụ hợp tác giữa Becamex IDC và Central Retail Vietnam phát triển Trung tâm thương mại GO! tại Bình Dương,… 

Không khó nhận ra, các thương vụ đình đám trên là sự góp mặt của các ông lớn thuộc nhiều lĩnh vực, từ bất động sản, xây dựng, vận tải… với đa dạng khu vực thị trường và phân khúc. Sự sôi nổi của hoạt động M&A thời kì đại dịch cho thấy niềm tin và sự lạc quan vào dư địa tăng trưởng và kì vọng hồi phục của thị trường là rất lớn. Do đó, hoạt động săn lùng và mở rộng quỹ đất được nhiều đơn vị triển khai mạnh, bất chấp khó khăn hiện tại.

M&A dự án: Lực đẩy mạnh mẽ cho thị trường bất động sản trong thời gian tới - Ảnh 2.

Nhìn nhận về M&A bất động sản trong 2 năm dịch bệnh, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, kể từ năm 2020, do những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, nhiều chủ đầu tư dự án bất động sản lâm vào cảnh khó khăn vì kinh tế suy yếu, thiếu nguồn lực triển khai nên hiện tượng M&A xuất hiện nhiều hơn. Ngoài ra, dịch bệnh cũng khiến một số doanh nghiệp có tiềm lực thực hiện M&A nhằm tăng nguồn vốn, mở rộng thị phần, gia tăng sức mạnh. Đây cũng là thời điểm mà các doanh nghiệp nước ngoài mong muốn và sẵn sàng đầu tư vào các dự án quy mô lớn mà những dự án đó đã được hoàn thiện thủ tục, sẵn sàng chuyển nhượng theo hình thức M&A.

M&A dự án: Lực đẩy mạnh mẽ cho thị trường bất động sản trong thời gian tới - Ảnh 3.

Công cuộc đổi mới nền kinh tế của Việt Nam đã rộng cửa thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Đến nay, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nguồn vốn nước ngoài đóng góp khoảng 20% GDP, chiếm tỉ trọng khoảng 23,7% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong đó, lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản luôn nằm trong top đầu về thu hút FDI. Báo cáo mới đây nhất về M&A bất động sản của Savills cho biết, xét về giá trị giao dịch, các thương vụ thâu tóm được thực hiện bởi các nhà đầu tư nước ngoài đang có giá trị dẫn đầu. 

Doanh nghiệp có dòng vốn nước ngoài đang tham gia đông đảo hơn vào các hoạt động M&A bất động sản. Với năng lực tài chính tốt, sự hiện diện của khối ngoại trong các thương vụ M&A luôn tạo nên tiếng vang trên thị trường bởi giá trị thương vụ và sự khắt khe trong các tiêu chí lựa chọn dự án. Nếu các nhà đầu tư Việt Nam có thể chấp nhận rủi ro để hoàn tất các thủ tục pháp lý song song với việc phát triển dự án thì các chủ đầu tư nước ngoài đề cao quỹ đất sạch, cơ sở pháp lý rõ ràng. Những nguyên tắc của chủ đầu tư ngoại trong việc tìm kiếm quỹ đất, dự án đã và đang thúc đẩy thị trường phát triển theo hướng chuyên nghiệp, minh bạch và lành mạnh. 

Các thương vụ M&A có sự hiện diện của khối ngoại cũng thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn và tài chính Việt Nam, giúp doanh nghiệp trong nước giảm phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng. Bên cạnh đó, dòng vốn ngoại còn giúp doanh nghiệp trong nước có cơ hội cọ xát, học hỏi, tận dụng được thế mạnh của chủ đầu tư nước ngoài trong phát triển dự án, thương hiệu, trình độ kỹ thuật xây dựng…

M&A dự án: Lực đẩy mạnh mẽ cho thị trường bất động sản trong thời gian tới - Ảnh 4.

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, không khó để nhận ra dự án bất động sản có vai trò chủ đạo hoặc đồng tham gia của khối ngoại đã hình thành tại Việt Nam đã thiết lập những chuẩn mực đô thị mới theo hướng văn minh, hiện đại. Các dự án thường được định vị ở phân khúc hạng sang, cao cấp, có quy mô lớn, mang tính chất của khu đô thị tích hợp; đề cao không gian sống xanh, có sự giao hoà với thiên nhiên và tổng hòa tiện ích. 

Ông Hiếu cho biết, các chủ đầu tư nước ngoài phát triển bất động sản tại Việt Nam đã thực sự tạo ra những luồng gió mới, giúp các doanh nghiệp trong nước được tiếp cận những kiến thức cao trong việc tạo dự án, các công trình đô thị cao cấp chất lượng. Qua gần 2 thập kỷ, kể từ khi các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam đầu tư phát triển bất động sản, doanh nghiệp trong nước đã học hỏi được rất nhiều trong việc phát triển dự án.

M&A dự án: Lực đẩy mạnh mẽ cho thị trường bất động sản trong thời gian tới - Ảnh 5.

Trong số các chủ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Gamuda Land đến từ Malaysia là cái tên nổi bật bởi chiến lược phát triển sản phẩm khác biệt. Hai khu đô thị sinh thái Gamuda City (Hà Nội) và Celadon City (TP.HCM) là những kì tích về việc kiến tạo địa điểm của Gamuda Land.

1 16387641267611256352609

Hơn 10 năm trước, vùng rốn nước Yên Sở (Hà Nội) là nơi ô nhiễm, hoang hóa và luôn trong tình trạng ngập lụt mỗi khi mưa lớn. Cư dân dần rời bỏ “rốn nước”, tìm đến những nơi bằng phẳng, thoáng đãng để an cư. Các chủ đầu tư cũng “né” Yên Sở bởi chi phí cải tạo, xây dựng tốn kém, khó thu hút cư dân. Bắt tay vào cải tạo Yên Sở, Gamuda Land trực tiếp triển khai và quản lý các dự án tại khu vực gồm công viên Yên Sở, nhà máy xử lý nước thải Yên Sở và khu đô thị Gamuda City. Với tổng số vốn đầu tư 5 tỉ USD, “rốn nước thủ đô” một thời nay đã trở thành lá phổi xanh khổng lồ khu Nam với quy mô 500 ha, gồm 4 thành phần chính: Công viên Yên Sở, 3 phân khu nhà ở Gamuda Park, Gamuda Lakes và Gamuda Gardens và Gamuda Central.

M&A dự án: Lực đẩy mạnh mẽ cho thị trường bất động sản trong thời gian tới - Ảnh 7.

Tại phía tây TP.HCM, khởi thủy của Celadon City ngày nay, là một vùng đất hoang hóa, cằn cỗi, thưa thớt dân cư. Sau khi tiếp quản, Gamuda Land đã biến khu đất 82ha hoang vắng thành khu đô thị sinh thái đẳng cấp quốc tế tại TP.HCM với công viên sinh thái có quy mô lên tới trên 16 ha, nơi sinh sống của nhiều cá thể cây, động vật đặc trưng bản địa cùng với các phân khu nhà ở cao cấp, chuỗi tiện ích, dịch vụ đồng bộ và hiện đại.

M&A dự án: Lực đẩy mạnh mẽ cho thị trường bất động sản trong thời gian tới - Ảnh 8.

Đánh giá những thành tựu của Gamuda Land tại Việt Nam, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết: “Gamuda Land là một doanh nghiệp phát triển bất động sản đến từ Malaysia đã có rất nhiều kinh nghiệm phát triển đầu tư tại Malaysia và khu vực Asean. Đây là đơn vị có chủ trương kiến tạo những khu đô thị lý tưởng, trong đó gắn kết hạ tầng với thiên nhiên, tạo ra giá trị và chất lượng sống cao. Gamuda City và Celadon City là những minh chứng rõ nhất. Những nơi nào đón nhận sự đầu tư của Gamuda Land, chắc chắn nơi đó sẽ xuất hiện những sản phẩm bất động sản đẳng cấp, tạo giá trị cho sự phát triển đô thị cũng như giá trị cho thị trường bất động sản khu vực”.

M&A dự án: Lực đẩy mạnh mẽ cho thị trường bất động sản trong thời gian tới - Ảnh 9.

Bất động sản Việt Nam là một địa hạt hấp dẫn dòng vốn đầu tư nước ngoài. Điều này thể hiện ở vị trí top 3 về thu hút FDI của lĩnh vực bất động sản được duy trì trong nhiều năm liên tiếp.

Ông Angus Liew – Tổng giám đốc Gamuda Land (HCMC) cho biết, sức hút của thị trường bất động sản Việt Nam đối với khối ngoại chính là nằm ở một nền kinh tế tăng trưởng ổn định, ngay cả khi trải qua một năm 2020 chịu tác động nặng nề từ dịch bệnh, Việt Nam vẫn là một trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng kinh tế dương. Thực tế này khiến Việt Nam trở thành ứng cử viên sáng giá cho quá trình chuyển dịch chuỗi giá trị ở châu Á. Sự phát triển của bất động sản Việt Nam được đặt trên các nền tảng bền vững là nhân khẩu học, mức tăng trưởng thu nhập và đô thị hóa. Cùng với đó, môi trường đầu tư tại Việt Nam liên tục được cải thiện với sự thông thoáng của hành lang pháp lý, sự cởi mở của chính sách. Đây là những lý do khiến Gamuda Land xác định Việt Nam là một thị trường trọng điểm trong chiến lược phát triển lâu dài.

M&A dự án: Lực đẩy mạnh mẽ cho thị trường bất động sản trong thời gian tới - Ảnh 10.

Minh chứng cho chiến lược phát triển lâu dài, ông lớn Malaysia nhanh chóng có động thái đẩy mạnh việc mở rộng, tìm kiếm quỹ đất. Bởi quỹ đất là điều tất yếu để nhà phát triển chứng tỏ cam kết trong thời gian dài; còn năng lực phát triển sẽ được thể hiện qua số lượng các dự án và tỷ lệ bán thành công. 

Cũng theo người đứng đầu Gamuda Land (HCMC), tổng công ty sẵn sàng bỏ ra nguồn lực lớn để mở rộng quỹ đất dưới các hình thức như M&A, chuyển nhượng, đấu thầu… và luôn rộng cửa chào đón các cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp trong nước đang sở hữu các quỹ đất khủng, có nhu cầu chuyển giao. 

Chiến lược kinh doanh rõ ràng và bền vững, tầm nhìn dài hạn, năng lực phát triển, am hiểu thị trường sâu sắc với những thành công vang dội trước đó cho thấy sự tự tin của “ông lớn” bất động sản Malaysia trong hành trình thâm nhập và mở rộng thị trường tại Việt Nam. Và đằng sau những tham vọng lớn lao đó, cái đích cuối cùng Gamuda Land hướng tới là phủ xanh và nâng tầm chất lượng sống tại Việt Nam qua sự hình thành những khu đô thị sinh thái, đạt chuẩn đẳng cấp quốc tế.



Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *