Hệ sinh thái “khủng” của đại gia ngành xây dựng vừa trúng thầu thi công cầu Yên Sở nối Vành đai 3

[ad_1]

Lộ diện “ông lớn” trúng thầu thi công Cầu Yên Sở nối Vành đai 3

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội vừa thông báo kết quả gói thầu 02-XL thi công xây dựng phần tuyến và cầu Yên Sở, đoạn Km1+073,5-Km2+350. Bao gồm cả cây xanh, chiếu sáng. Gói thầu được thực hiện theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, dự toán gói thầu 623 tỷ đồng. Đây là gói thầu thuộc Dự án xây dựng tuyến đường kết nối đường Pháp Vân – Cầu Giẽ với đường vành đai 3, giá trị tổng mức đầu tư là 3.200 tỷ đồng.

Kết quả phiên đấu thầu, Liên danh Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc – Công ty CP Xây dựng Dịch vụ và thương mại 68 – Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Đức Phúc Phú Thọ. Giá trúng thầu là 622,7 tỷ đồng, thấp hơn giá dự toán khoảng 313 triệu đồng. Đây là cũng nhà thầu duy nhất tham gia đấu thầu dự án.

Theo tìm hiểu, Công ty CP Xây dựng dịch vụ và Thương mại 68, thành lập năm 2002 tại Hà Nội. Vốn điều lệ của doanh nghiệp này là 200 tỷ đồng, người đại diện là ông Nguyễn Xuân Hảo, đồng thời giữ chức danh giám đốc. Trước khi được phê duyệt trúng thầu vào gói 02-XL, Công ty 68 cũng nằm trong liên danh được phê duyệt triển khai gói thầu 03-XL thi công xây dựng cầu cạn và nút giao vành đai 3 đoạn Km2+350-Km3+400. Giá trị gói thầu 03-XL là 592 tỷ đồng.

Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Đức Phúc Phú Thọ, thành lập tháng 10/2017 tại 4Phú Thọ. Người đại diện là ông Ngọ Thế Anh, Tổng Giám đốc. Tháng 5/2023, doanh nghiệp này vừa có đợt tăng vốn điều lệ lên thành 9,8 tỷ đồng. Trước đó, vốn điều lệ của Đức Phúc Phú Thọ chỉ vỏn vẹn 2 tỷ đồng.

Trong nhóm liên danh trúng thầu dự án nêu trên, Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc (Phúc Lộc Group) giữ vai trò chính. Theo tìm hiểu, doanh nghiệp Phúc Lộc Group thành lập năm 2010 tại Ninh Bình. Người đại diện là ông Nguyễn Hồng Quang, giữ chức vụ Tổng giám đốc. Phúc Lộc Group có vốn điều lệ 2.689 tỷ đồng.

Hệ sinh thái “khủng” của Phúc Lộc Group

Tập đoàn Phúc Lộc là một trong những “đại gia nghìn tỷ” nổi danh của đất Ninh Bình và cũng là một tên tuổi trong ngành xây dựng hạ tầng trong nước. Phúc Lộc Group có hệ sinh thái với hàng loạt công ty con.

Trong đó, Công Cổ phần Xuất nhập khẩu Phúc Lộc, doanh nghiệp này được thành lập năm 2010, đóng trụ sở tại Ninh Bình. Vào năm 2014, người đại diện theo pháp luật của công ty là ông Lương Minh Tuyên.

Sau đó, lần lượt các ông Vũ Ngọc Toàn, Bùi Việt Trung và Nguyễn Trường Sơn được thay đổi làm người đại diện. Doanh nghiệp này gồm 3 cổ đông sáng lập, trong đó Tập đoàn Phúc Lộc nắm 98%, hai cá nhân Lương Minh Tùng và Lê Thị Thu Trang nắm mỗi người 1%.

Đáng chú ý, từ năm 2018, chức vụ Chủ tịch HĐQT, người đại diện theo pháp luật của công ty là ông Bùi Việt Trung (sinh năm 1970). Ông Trung là một nhân tố thường xuyên xuất hiện trong hệ sinh thái của Tập đoàn Phúc Lộc.

Bên cạnh đó, ông Bùi Việt Trung cũng là người đại diện của Công ty CP Phúc Lộc Hải Phòng, thành lập năm 2011, vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Trong cơ cấu cổ đông của doanh nghiệp này, Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc chiếm 43%, cùng với Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành 42% và cổ đông cá nhân Lê Minh Tân giữ 15%.

Ngoài ra, ông Trung còn là đại diện của nhóm doanh nghiệp gồm Công ty CP Đầu tư Phát triển Hà Nội Capital Group, Công ty CP Đầu tư BOT Lào Cai – SaPa, Công ty CP Phúc Lộc Quảng Ngãi.

Nhắc đến hệ sinh thái của Phúc Lộc Group, không thể không nhắc tới Tổng công ty Cổ phần Xây dựng công trình giao thông 8 – CTCP (Cienco 8). Doanh nghiệp tiền thân là công ty Nhà nước này chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần năm 2014.

Năm 2015, Công ty CP Đầu tư Xây dựng Vinaconex – PVC chuyển nhượng 2,1 triệu cổ phần, tương đương gần 16 tỷ đồng sang cho Phúc Lộc Group. Tại thời điểm này, ông Lương Minh Tường trở thành người đại diện pháp luật của Cienco 8.

Với sự có mặt của Cienco 8, Phúc Lộc Group đã tham gia vào hàng loạt dự án hạ tầng “khủng” như cầu Bạch Đằng tại tỉnh Quảng Ninh với tổng mức đầu tư trên 7.600 tỷ đồng; gói XL 01, dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây với giá trị 1.069,5 tỷ đồng; dự án như Đường bao Đông Nam quận Hải An, tổng mức đầu tư 800 tỷ đồng; dự án BT sông Cầu Thái Nguyên gần 18.000 tỷ đồng.

[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *