Hà Nội tập trung thu thuế từ các phương thức kinh doanh thương mại điện tử mới

[ad_1]

Ngày 7/1, Cục Thuế thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác thuế năm 2021, triển khai nhiệm vụ, giải pháp công tác thuế năm 2022.

Theo báo cáo của Cục Thuế thành phố Hà Nội, năm 2021, tổng số thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thành phố do ngành thuế quản lý thực hiện 241.401 tỷ đồng, đạt 111,3% dự toán pháp lệnh. Đáng chú ý, các khoản thu bền vững, thu nội địa, thu từ sản xuất, kinh doanh tăng cao.

Cụ thể, thu nội địa không kể thu từ dầu, thu tiền sử dụng đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức và lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện 219.921 tỷ, đạt 116% dự toán pháp lệnh, tăng 7,9% so năm 2020. Thu từ khu vực sản xuất kinh doanh năm 2021 là 142.461 tỷ đồng, đạt 118,4% dự toán pháp lệnh, tăng 18,5% so năm 2020. Điều này cho thấy cơ cấu nguồn thu có sự chuyển dịch theo hướng bền vững. Qua đó góp phần quan trọng cân đối thu chi của thành phố và đóng góp vào thành công chung của cả nước.

Ông Mai Sơn, Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hà Nội cho biết, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, Cục Thuế đã chủ động triển khai nhiều giải pháp thiết thực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người nộp thuế. Năm 2021, đã giải quyết miễn, giảm, gia hạn tiền thuế và tiền chậm nộp cho 251.838 lượt DN, người nộp thuế với tổng số tiền là 27.537 tỷ đồng.

Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương trong triển khai gói hỗ trợ cho hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/07/2021 của Chính phủ theo đúng chức năng nhiệm vụ. Năm 2021 đã thực hiện hỗ trợ cho 44.261 hộ kinh doanh với số tiền 133 tỷ đồng.

Cục Thuế cũng chú trọng nắm bắt những phương thức sản xuất kinh doanh mới để bao quát nguồn thu, đặc biệt là các hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số, triển khai hiệu quả các chuyên đề chống thất thu, chống gian lận hoàn thuế, qua đó mở rộng nguồn thu, chống xói mòn cơ sở thuế.

Cụ thể: Về quản lý thuế đối với Thương mại điện tử, Cục Thuế Hà Nội đã chủ động kiểm soát đưa vào quản lý bài bản các trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử nhằm mở rộng cơ sở thu. Năm 2021, Cục Thuế đã phân loại để quản lý và thu được 110 tỷ đồng tiền thuế của 5 nhóm đối tượng có các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, gồm: Nhóm 1: cá nhân có thu nhập từ các tổ chức nước ngoài như Google, Facebook, Apple…); Nhóm 2: cá nhân có hoạt động bán hàng online; Nhóm 3: chủ cơ sở cho thuê nhà trực tuyến qua ứng dụng; Nhóm 4: đơn vị chi trả thanh toán cho các dịch vụ điện tử của đơn vị nhà thầu nước ngoài; Nhóm 5: doanh nghiệp tổ chức, điều hành sàn giao dịch thương mại điện tử (Sendo, Lazada, Shopee..).

Hà Nội tập trung thu thuế từ các phương thức kinh doanh thương mại điện tử mới - Ảnh 1.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nha Trang

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải ghi nhận, biểu dương cán bộ, công chức Cục Thuế Hà Nội đã hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ trong năm 2021.

Năm 2022 được dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức, ông Hà Minh Hải đề nghị Cục Thuế thành phố Hà Nội triển khai đầy đủ các giải pháp đã nêu, thực hiện tốt công tác quản lý thuế, chống thất thu, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách được giao năm 2022; triển khai nhiệm vụ ngay từ đầu năm, trước mắt phấn đấu đạt 27% dự toán pháp lệnh ngay trong quý I-2022. Đồng thời, tiếp tục triển khai đầy đủ, kịp thời, nhanh nhất và có hiệu quả các gói hỗ trợ của Trung ương và thành phố, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người nộp thuế. Phó Chủ tịch Hà Nội yêu cầu Cục Thuế thành phố Hà Nội tập trung chuyển đổi số; phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các sở, ngành trong công tác quản lý thu; xây dựng lại quy trình, đưa chuyển đổi số vào công tác, đảm bảo rõ người, rõ việc…


[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *