Doanh nghiệp du lịch, nghỉ dưỡng hồ hởi chuẩn bị đón du khách quốc tế

Rate this post

Theo đánh giá của giới truyền thông và du khách quốc tế, thị trường Việt Nam luôn là một trong những điểm đến hấp dẫn, thú vị nhất khu vực Đông Nam Á. Mới đây, tạp chí du lịch nổi tiếng Canada – The Travel đã bình chọn Việt Nam đứng thứ 8 trong Top 10 điểm đến lý tưởng nhất dành cho những người trẻ yêu thích sự trải nghiệm với những chuyến đi khám phá cùng với thiết bị công nghệ.

Việt Nam cũng được đánh giá cao bởi có hạ tầng kỹ thuật phát triển, và có những bước tiến đáng kể trong việc số hóa ngành du lịch, giúp du khách quốc tế dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm thông tin, lựa chọn tour và booking khách sạn.

Theo dữ liệu phân tích từ công cụ Google Destination Insights cho thấy lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam bắt đầu tăng dần từ tháng 12/2021, sang đầu tháng 1/2022 thì tăng tới 222% so với tháng trước và tăng 248% so với cùng kỳ 2021. Đây là mức tăng cao nhất so với các nước. Trong khi đó, lượng tìm kiếm chung về du lịch trên toàn cầu cũng tăng 56% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo ông Hà Văn Siêu – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết, năm 2021 ngành Du lịch đón 40 triệu lượt khách nội địa, 3.800 khách du lịch quốc tế. Chương trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế được triển khai từ tháng 11/2021 đến nay đã đón được gần 9.000 khách. Dự kiến năm 2022, ngành Du lịch Việt Nam phấn đấu đón khoảng 5 đến 6 triệu lượt khách quốc tế. 

Việc du khách quốc tế đến Việt Nam không phải đăng ký theo tour, tuyến du lịch như trong thời gian thí điểm, mà chỉ cần đáp ứng đầy đủ các quy định của Bộ Y tế về tiêm vaccine phòng COVID-19 cũng được đánh giá là một trong những đòn bẩy quan trọng để thu hút khách quốc tế trở lại trong năm 2022.

Có thể nói, sau một thời gian dài “đóng băng” bởi đại dịch Covid – 19, ngành du lịch Việt Nam được ví như một chiếc lò xo đang bị nén chặt, chỉ đợi đến “giờ G” là bung ra. Và “giờ G” đó đã đến khi Chính phủ đã quyết định lộ trình mở cửa du lịch trong điều kiện bình thường mới kể từ ngày 15/3/2022. 

Để hiện thực hóa mục tiêu này, các chuyên gia cũng cho rằng, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp du lịch trong nước cần đẩy mạnh chương trình xúc tiến, quảng bá đến các đối tác nước ngoài lộ trình mở cửa đón khách du lịch quốc tế cũng như các chương trình kích cầu du lịch của Chính phủ Việt Nam trong thời gian tới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lữ hành cần chú trọng xây dựng và tung ra thị trường các sản phẩm du lịch vừa độc đáo, hấp dẫn, vừa đảm bảo an toàn cho du khách trong điều kiện bình thường mới.

Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về kinh doanh du lịch tại Việt Nam, Crystal Holidays đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội về mở cửa du lịch sau đại dịch Covid19. Ông Nguyễn Ngọc Bích, Tổng Giám đốc Crystal Holidays cho biết, cùng với xu hướng du lịch thông minh ứng dụng công nghệ blockchain đang là một trào lưu “hot” trên toàn cầu, Crystal Holidays đã hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để nghiên cứu, xây dựng và thử nghiệm các sản phẩm du lịch thông minh cho phép du khách có thể sử dụng hoàn toàn blockchain để booking và thanh toán tiền phòng khách sạn, nhà hàng, golf, spar và các dịch vụ.

Thời gian qua, Crystal Holidays đã tập trung đầu tư phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh “All in one” với các sản phẩm tiện ích dựa trên ứng dụng công nghệ 4.0, như sản phẩm Thẻ du lịch thông minh DigiHolidays, Crystal Holidays Point…Mới đây, Crystal Holidays cũng đã nâng cấp và cho ra mắt App du lịch Crystal Holidays, một ứng dụng có thể cài đặt trên smartphone, giúp du khách dễ dàng tìm kiếm mọi thông tin.

Trong khi nhiều doanh nghiệp sẵn sàng như Crystal Holidays, nhiều doanh nghiệp lữ hành chưa thể xúc tiến, bán các sản phẩm du lịch và lo ngại vì hiện vẫn chưa có hướng dẫn mở cửa từ 15/3. Ông Nguyễn Tiến Đạt, CEO cty AZA Travel cho biết hiện tại nhiều công ty lữ hành chỉ tạm thời nghe ngóng, chưa hối thúc khách vào Việt Nam vội. Thực tế khách quốc tế đón nhận khá tích cực thông tin Việt Nam mở cửa, thế nhưng họ cần thông tin rõ ràng. 

Ở khía cạnh khác ông Nguyễn Ngọc Toản, Giám đốc Công ty Image Travel & Events, nêu vấn đề, từ 15/3, rất có thể sẽ miễn lại visa như cũ nhưng nảy sinh một số vấn đề khác, trong đó nổi bật là mối lo về quy định xử lý các trường hợp F0, F1 của Việt Nam vẫn phức tạp. Cụ thể, quy định F0 và F1 phải cách ly y tế có thể khiến nhiều du khách sẽ ngại sang Việt Nam. Nếu đi nghỉ dưỡng thì được, nhưng du lịch sẽ ít người quan tâm. Bởi lẽ, khách từ châu Âu bay sang với mức phí cao, nên một ngày cách ly cũng khiến họ có thể mất mấy trăm USD.

Đẩy nhanh tốc độ phục hồi

Ngày 12/3/2022, Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản số 1560/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về Chương trình phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2021-2026. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ VHTTDL: Chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch thích ứng với tình hình mới; khẩn trương triển khai hiệu quả các giải pháp để mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới, trên tinh thần “thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19”; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan thực hiện các nội dung, nhiệm vụ trong lĩnh vực du lịch thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện theo thẩm quyền các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030.

https://cafef.vn/doanh-nghiep-du-lich-nghi-duong-ho-hoi-chuan-bi-don-du-khach-quoc-te-20220315114458419.chn



Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *