Định hướng quy hoạch huyện Gia Lâm 2030-2050 thế nào?

Rate this post

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành quyết định về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện Gia Lâm đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Gia Lâm, diện tích khoảng 11.473ha. Quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 450.000 người; đến năm 2040 khoảng 450.000 – 540.000 người; đến năm 2050 khoảng 540.000 – 555.000 người.

Định hướng quy hoạch huyện Gia Lâm 2030-2050 thế nào? - Ảnh 1.

Huyện Gia Lâm được định hướng lên quận trong thời gian tới. Ảnh: PV

Mục tiêu của quy hoạch nhằm triển khai cụ thể hóa các định hướng đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định 1259 về các khu chức năng chính, định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật; định hướng bảo tồn văn hóa lịch sử và thiên nhiên…, phù hợp với yêu cầu của quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

Theo đó, huyện xác định vùng động lực phát triển kinh tế – xã hội định hướng phát triển kinh tế theo hướng cân bằng và bền vững, làm tiền đề cho việc nâng cấp huyện lên thành quận ; đề xuất quy hoạch tổ chức không gian đô thị, điểm dân cư nông thôn, hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung, hạ tầng xã hội, dịch vụ công nghiệp, nông nghiệp…

Cùng với đó, phát triển hệ thống hạ tầng khung đối với khu vực nông thôn, đảm bảo khớp nối với khu vực phát triển đô thị theo đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và định hướng nghiên cứu điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Làm cơ sở tổ chức lập các quy hoạch chung xây dựng xã; kiểm soát phát triển và quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch.

Theo quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, huyện Gia Lâm sẽ là khu vực phát triển mới của đô thị trung tâm, kết hợp cải tạo chỉnh trang cơ sở hạ tầng đô thị, là đô thị cửa ngõ phía Đông Bắc của Hà Nội; là nơi tập trung các công trình đầu mối giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy) và hạ tầng kỹ thuật của quốc gia và thành phố;

Huyện cũng sẽ là trung tâm trung chuyển hàng hóa, trung tâm dịch vụ chất lượng cao phục vụ phát triển công nghiệp phía đông Hà Nội; có các trung tâm đào tạo dịch vụ y tế cấp vùng; các trung tâm thương mại tài chính; hành lang xanh của thành phố dọc hai bên bờ sông Hồng, sông Đuống.

Ngoài ra, quy hoạch các khu vực nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội, có vai trò là vành đai xanh, nêm xanh; khu vực phát triển nông nghiệp đô thị và nguồn đất dự trữ của thành phố.

Quyết định cũng yêu cầu lựa chọn các chỉ tiêu về sử dụng đất theo từng giai đoạn 10 năm, 20 năm cho khu vực đô thị, khu vực nông thôn và các khu vực đặc thù trên cơ sở tính toán, xác định cụ thể theo luận cứ và tham khảo, cập nhật số liệu của các quy hoạch có liên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dự báo nhu cầu đất xây dựng đô thị, nông thôn, công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp… theo các giai đoạn lập quy hoạch.

Với các chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, quyết định nêu, đối với khu vực đô thị, thực hiện theo chỉ tiêu quy hoạch – kiến trúc đã xác định tại đồ án quy hoạch phân khu đô thị N9, N10, N11 đã được phê duyệt. Đối với khu vực hành lang sông Hồng, sông Đuống, thực hiện theo chỉ tiêu quy hoạch – kiến trúc xác định tại đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống và quy hoạch phân khu đô thị GN tỷ lệ 1/5000 được phê duyệt.

Đối với khu vực nông thôn, các chỉ tiêu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị áp dụng đối với khu vực dự kiến thành lập phường và quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.



Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *