Đa số đều ăn một thứ bổ dưỡng không kém canh nhân sâm

[ad_1]

Giang Tô là một trong những vùng đất được mệnh danh là “xứ sở trường thọ” của Trung Quốc. Theo báo cáo của Modern Express năm 2020, tỉnh này có 5.491 người sống trên 100 tuổi, trong đó 2 người thọ nhất năm nay đã 116 tuổi. Ai ai cũng đều rất khỏe mạnh và minh mẫn.

Cuộc khảo sát những người trường thọ ở Giang Tô đã đưa ra rất nhiều kết luận thú vị. Một trong số đó còn đi ngược lại những quan niệm truyền thống. 

Đối với người dân nơi đây, chăm chỉ tập thể dục hay thói quen ăn uống chưa chắc đã là những yếu tố quan trọng nhất. Họ cũng không quá quan tâm đến việc ăn chay hay hạn chế các món đồ được cho là gây ung thư, chẳng hạn như dưa muối. 

Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ

Kết quả khảo sát ở Giang Tô cho thấy, tuổi thọ cũng tuân theo một số quy luật nhất định.

Số phụ nữ sống thọ nhiều gấp 4 lần đàn ông

Ở Giang Tô, xét trên phương diện giới tính, số lượng các cụ ông chỉ bằng 1/4 số cụ bà. Điều này cho thấy phụ nữ có vẻ sống thọ hơn đàn ông. Ngoài ra, tỷ lệ tử vong của nam giới tại đây cũng cao hơn của nữ giới và càng thể hiện rõ hơn nữa ở nhóm tuổi trên 100.

Theo khảo sát, tất cả 9 người trên 110 tuổi đều là các cụ bà. Cụ ông lớn tuổi nhất thọ 109 tuổi, trong khi đó ở tuổi này có tới 12 cụ bà.

Người cao tuổi không thích tập thể dục

Thể dục là một phương pháp dưỡng sinh được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, ở Giang Tô, đa số những người trường thọ lại không tập thể dục thường xuyên. Điều này dường như trái ngược hoàn toàn với quan điểm truyền thống.

Bí kíp sống lâu khác biệt của 6.000 người dân trên 100 tuổi tại xứ sở trường thọ ở Trung Quốc: Đa số đều ăn một thứ bổ dưỡng không kém canh nhân sâm - Ảnh 1.

Người trường thọ thường là con cả trong nhà

Nhìn chung, trong số những người sống thọ trên trăm tuổi ở Giang Tô, sau khi đã loại trừ đi những người là con một, thì nhiều nhất là con cả, sau đó đến con thứ hai, rồi đến con thứ ba.

Sống thọ cũng có thể di truyền trong gia đình 

Nếu một gia đình có một người sống thọ, thường là các thành viên khác trong gia đình cũng sẽ sống thọ. Cuộc khảo sát ở Giang Tô đã cho thấy điều này. 

Trong số những người sống thọ hơn trăm tuổi, 65% có mẹ sống thọ hơn 80 tuổi, 70% có cha sống thọ hơn 80 tuổi, 16,1% có ông bà ngoại sống thọ hơn 90 tuổi, 13,8% có ông bà nội thọ hơn 90 tuổi.

Tuổi thọ giữa các thế hệ trong cùng gia đình dường như có liên hệ mật thiết với nhau. Khảo sát còn phát hiện ra, không chỉ giới hạn trong quan hệ máu mủ, con nuôi trong một gia đình trường thọ cũng sẽ có tuổi thọ cao hơn bình thường. Điều này có thể là do các thành viên trong gia đình cùng áp dụng một chế độ ăn uống, sinh hoạt, kết hợp với không khí hòa thuận trong nhà.

Tâm lý tích cực là một yếu tố để trường thọ

Tuổi thọ của con người bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như kinh tế, chất lượng chăm sóc y tế và môi trường. Bên cạnh đó, những yếu tố như tính cách, thói quen ăn uống, sinh hoạt, di truyền và gia đình cũng ảnh hưởng không nhỏ.

Ở Giang Tô, điều kiện kinh tế vật chất của những người trường thọ tuy không bằng người bình thường, nhưng mức độ hài lòng trong cuộc sống và cảm giác hạnh phúc của họ lại cao hơn người khác. Họ cũng không bảo thủ, rất biết lắng nghe người khác, sống một cách bao dung, chan hòa.

Bí kíp sống lâu khác biệt của 6.000 người dân trên 100 tuổi tại xứ sở trường thọ ở Trung Quốc: Đa số đều ăn một thứ bổ dưỡng không kém canh nhân sâm - Ảnh 2.

Bí mật trên bàn ăn của người trường thọ

Trong tất cả những bí mật của người trường thọ, chế độ ăn uống luôn được quan tâm nhất. Khảo sát những người trường thọ ở Giang Tô, có thể thấy điểm chung trong chế độ ăn uống của họ. 

90% những người trường thọ thích ăn những sản phẩm từ đậu nành

Chế độ ăn uống có liên quan trực tiếp đến sức khỏe. Quan niệm sức khỏe hiện đại cho rằng nên loại bỏ rượu, bia, thuốc lá; ăn uống thanh đạm, tránh món ăn mặn hay món ăn được tẩm ướp quá nhiều vì nghĩ rằng chúng gây ung thư. Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng khuyến khích uống trà, cho rằng uống trà tốt hơn uống nước lọc. Nhưng dựa trên cuộc khảo sát ở Giang Tô, chỉ có yếu tố loại bỏ rượu, bia, thuốc là là chính xác.

Thức ăn chủ yếu của những người trường thọ ở Giang Tô là hoa màu, gạo và tinh bột. 80% những người trường thọ ăn tinh bột ở mức 4-700g/ngày. Đối với trái cây, chưa đến 1/4 số người trường thọ ăn mỗi ngày, số người thi thoảng ăn chiếm gần một nửa, 1/4 rất hiếm khi ăn. 

Liên quan đến rau, 85% số người trường thọ ăn 2-3 loại rau/ngày, nhưng thường ăn kèm thịt và cá, rau thường là dưa chua. Hơn 90% số người được hỏi sử dụng sản phẩm chế biến từ đậu nành.

Nước uống là thứ không thể thiếu. Theo khảo sát, hơn 70% số người cao tuổi thích uống nước đun sôi để nguội, có thói quen dậy sớm uống nước. Chỉ có 1/8 số người là hay uống trà.

Thay đổi cách ăn cháo

Khảo sát cho thấy những người trường thọ ở Giang Tô đều có sở thích ăn cháo. Không chỉ đơn giản là ăn cháo hoa, cháo ngũ cốc, cháu rau, cháo bát bảo mà còn nhiều loại cháo khác. Cách ăn cháo rất phức tạp, ngoại trừ băm rau xanh cho vào, còn có thể làm thành cháo sườn, cháo cá, cháo gà, có khi còn cho cả cà rốt, khoai lang nấu nát bỏ vào cùng.

Điều đáng chú ý là những người trường thọ rất thích ăn váng cháo – lớp màng đặc quánh trên cùng của cháo, sau khi cháo chín và để nguội bớt. Họ cho rằng váng cháo chính là thứ tinh hoa nhất của cháo. Theo Đông y, váng cháo khá phong phú về mặt dinh dưỡng, có tác dụng bổ trung ích khí, tăng cường tiêu hóa, dạ dày, bồi bổ nguyên khí, so với canh nhân sâm không hề thua kém.

Bí kíp sống lâu khác biệt của 6.000 người dân trên 100 tuổi tại xứ sở trường thọ ở Trung Quốc: Đa số đều ăn một thứ bổ dưỡng không kém canh nhân sâm - Ảnh 3.

Ăn nhiều thủy sản và đồ ăn tươi

Đồ ăn thường ngày của những người trường thọ ở Giang Tô chủ yếu chế biến từ các nguyên liệu địa phương, đặc biệt là thủy hải sản. Người dân nơi đây đều thích ăn cá và tôm. Họ thường dùng kèm với bắp cải, đậu phụ và ăn như vậy hàng ngày.

Người Giang Tô cũng thích ăn đồ tươi. Đây là thói quen thường thấy ở những người sống thọ. Họ chỉ thích ăn rau mà họ tự tay trồng, hái trong ngày; thịt phải được giết mổ trong ngày; mọi món ăn khác đều phải như vậy. Thói quen này trùng khớp với việc bảo toàn dinh dưỡng trong các nguồn thức ăn, thực phẩm càng tươi thì càng bổ dưỡng. Đồ ăn đã để qua đêm thì không nên ăn.

Món chính là hoa màu, ăn thực vật sống

Mặc dù cuộc sống ngày càng đi lên, tuy nhiên những người sống trên trăm tuổi vẫn duy trì thói quen ăn uống thanh đạm của mình. Thức ăn chính của họ đều là ngô, khoai tây, khoai lang, khoai sọ, đậu nành, đậu phộng, bên cạnh đó là bột mì và gạo. Dinh dưỡng học hiện đại cũng lấy ngũ cốc làm loại đồ ăn chính.

Người trường thọ ở Giang Tô cũng rất tinh miệng. Họ đặc biệt thich ăn các loại rau, củ sống như củ cải, tỏi, dưa chuột, măng tây, tỏi tây vàng. Ăn sống vừa tươi ngon vừa đảm bảo được giá trị dinh dưỡng, vừa sinh ra những enzym có lợi cho việc tiêu hóa, thải độc.

Bí kíp sống lâu khác biệt của 6.000 người dân trên 100 tuổi tại xứ sở trường thọ ở Trung Quốc: Đa số đều ăn một thứ bổ dưỡng không kém canh nhân sâm - Ảnh 4.

Đậu phụ, bắp cải, hành tây, gừng và tỏi

Người Giang Tô có câu: “Cá sinh hỏa, thịt sinh đàm, cải trắng đậu phụ giữ bình an”. Khảo sát cho thấy rất nhiều dân nơi đây càng về già càng ăn nhiều cải trắng. Cải trắng có tác dụng dưỡng dạ dày, lợi ruột, giảm lượng mỡ, phòng ung thư, đều là những thứ người cao tuổi cần.

Hiện tại rất nhiều người trẻ tuổi không thích ăn hành lá, gừng, tỏi và củ cải, nhưng những người trường thọ đều không thể sống thiếu chúng mỗi ngày. Ngoài làm gia vị, chúng đôi khi còn được ăn kèm với cơm. Uống trà gừng, ngậm miếng gừng, dùng nước gừng ngâm chân là một kinh nghiệm dưỡng sinh. 

Hành, gừng, tỏi và các loại hương liệu khác, ngoài tác dụng làm tăng hương vị còn có nhiều tác dụng khác như trừ độc, sát trùng, giảm đau, tăng cường dạ dày và giảm huyết áp.

(Theo Aboluowang)

[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *