[ad_1]
Cùng với đó, những tín hiệu ấm lên của thị trường BĐS thời điểm sau giãn cách cũng cho thấy bức tranh BĐS có hi vọng phục hồi vào thời điểm cuối năm 2021.
Chia sẻ tại tọa đàm mới đây, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng lĩnh vực bất động sản vẫn có những tín hiệu tích cực, đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2021. Theo ông Khởi, 6 tháng đầu năm 2021 có tới 55 ngàn giao dịch bất động sản, trong khi đó cả năm 2020 chỉ có 43 ngàn giao dịch.
“Dù dịch Covid-19, nhưng thị trường bất động sản nhận được sự quan tâm rất lớn. Ba năm vừa rồi, giá bất động vẫn tăng, một số khu vực vừa rồi tăng “nóng” đó là đất nền. Tuy nhiên, việc tăng “nóng” này là do một số nhóm nhà môi giới, đầu cơ, kích cầu nên giá đã nhanh chóng tụt xuống”, ông Nguyễn Mạnh Khởi thông tin.
Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản nhận định, thị trường bất động sản cho thấy những tín hiệu lạc quan thời gian qua và khi dịch Covid-19 được kiểm soát, dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ. Tu vậy, lĩnh vực này vẫn còn gặp một số bất cập trong pháp lý, cần phải cải thiện trong thời gian tới. Bộ Xây dựng hiện đang trong quá xây dựng, hoàn thiện một số Nghị định về lĩnh vực bất động sản để trình Chính phủ. Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng đang đề xuất sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản nhằm hoàn thiện pháp luật, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanh bất động sản.
Cũng chia sẻ tại tọa đàm BĐS gần đây, ông Phạm Lâm, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho hay, lúc này, các nhà môi giới, chủ đầu tư đã cung cấp cho khách hàng qua công nghệ; tổ chức hoạt động giới thiệu các dự án cho khách hàng và tổ chức giao dịch qua nền tảng công nghệ. Đây là giải pháp giúp cho thị trường trở nên có động lực. Trong lúc khó khăn, vẫn có rất nhiều công ty môi giới và chủ đầu tư ứng dụng công nghệ để tiếp cận thị trường. Đây là tín hiệu tích cực.
Đến thời điểm hiện tại, mọi người đã thích nghi và sẵn sàng trong thời gian tới, tổ chức hoạt động bán hàng. Nhiều nơi đã bắt đầu mở bán và có tín hiệu giao dịch thành công trong tháng 10 này.
Thời điểm này đã có nhiều khách hàng quay trở lại thị trường. Dù người mua còn thận trọng nhưng BĐS có dấu hiệu khởi sắc. Khách hàng sẽ tập trung vào những thị trường có lợi thế mang tính ổn định.
“Các chủ đầu tư lớn, có uy tín, có sản phẩm nhận được niềm tin của khách hàng. Và đây là thời điểm rất tốt để nhiều khách hàng tham gia thị trường. Các chủ đầu tư cũng đưa ra nhiều chương trình về thanh toán thuận lợi, tài trợ lãi suất, thậm chí có chủ đầu tư đưa ra chính sách nhận nhà vào ở vẫn tiếp tục thanh toán. Đây là tín hiệu tích cực sau tái khởi động của nền kinh tế. Bức tranh này đem lại kỳ vọng tín hiệu lạc quan từ nay đến cuối năm 2021 “, ông Lâm cho hay.
Theo TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế ngân hàng, so với các cuộc khủng hoảng kinh tế trước đây, đại dịch Covid-19 tác động tới nền kinh tế và lĩnh vực bất động sản có sự khác biệt. Trước đây, khi gặp khó khăn thì nhu cầu sụt giảm ngay lập tức. Nhưng ở đại dịch lần này, thị trường bất động sản dù thiếu nguồn cung, còn cầu một số lĩnh vực như bất động sản khu công nghiệp, logictics, nhà ở… vẫn phát triển tốt.
Khác biệt thứ 2 là giá bất động sản không giảm, phản ánh nhu cầu thị trường vẫn cao ở những phân khúc như tôi vừa chia sẻ. Dòng tiền rẻ, lãi suất thấp ở các nước và cả ở Việt Nam khiến cho dòng tiền chờ vào bất động sản tương đối dồi dào thời gian qua.
Đồng thời, tác động của đại dịch rất khác nhau, như lĩnh vực văn phòng, nghỉ dưỡng, khách sạn… rất khó khăn; còn các lĩnh vực khác như bất động sản khu công nghiệp, logictics vẫn tốt.
“Về khả năng phục hồi của thị trường, tôi cho rằng rất khả quan bởi những yếu tố như kinh tế của Việt Nam được dự báo phục hồi khá nhanh, sẽ như bật lò xo. Dự báo Quý 4/2021 được dự báo tăng trưởng phục hồi trở lại khoảng 4% và cả năm tăng trưởng khoảng 2,5% và năm tới 2022 có khả năng tăng trưởng kinh tế có thể đạt khoảng 6,5-7%”, ông Lực cho hay.
Cũng với đó, theo vị chuyên gia này, mục tiêu của nhà nước vẫn chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy đầu tư công mạnh hơn trong thời gian tới. Về môi trường pháp lý, trong năm tới, Chính phủ sẽ dự kiến trình Quốc hội sửa 4 luật: Luật nhà ở, Luật đất đai, Luật kinh doanh bất động sản và một số điểm trong Luật xây dựng. Và riêng năm nay, Chính phủ đã thống nhất dùng 1 luật sửa nhiều luật. Những yếu tố này tạo điều kiện rất lớn cho thị trường BĐS phát triển.
Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc nhà ở CBRE Việt Nam cũng cho hay, đại dịch diễn ra từ năm 2020 nhưng phải đến nay mới nhìn thấy ảnh hưởng, đặc biệt trong quý II, III/2021 khi ghi nhận những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực bất động sản.
Đối với Tp.HCM, đây là thị trường bị ảnh hưởng lớn nhất vì giãn cách xã hội kéo dài trong 4 tháng khiến thị trường bất động sản bị tác động nặng nề, nhất là phân khúc nhà ở. Rất nhiều dự án, rất nhiều kế hoạch triển khai của doanh nghiệp bị đình trệ. . Quý 3/2021 chỉ có khoảng 1.500 căn hộ được chào bán thành công. Dù ảnh hưởng dịch bệnh, theo ông Kiệt, tình hình chào bán tại Tp.HCM vẫn khá cao cho thấy nhu cầu vẫn tốt. Riêng thị trường Hà Nội, doanh số khoảng 3.000 căn, và tỉ lệ chào bán thành công vẫn thấp hơn Tp.HCM. Một điểm đáng lưu ý là những khu vực vùng ven như Đồng Nai, Bình Dương phát triển nổi bật, như Bình Dương có nhiều dự án căn hộ; Long An đã chào bán dự án căn hộ bình dân và tỉ lệ thành công tốt cho thấy nhu cầu căn hộ bình dân rất tốt.
Source link