Bác sĩ viện ĐH Y Hà Nội chỉ ra 3 thói quen “vàng” giúp người bệnh ngủ ngon và sâu giấc hơn, người khỏe mạnh cũng nên lưu ý để cải thiện chất lượng giấc ngủ

[ad_1]

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ như thế nào?

Giải đáp về thắc mắc này, TS.BS Lê Bá Ngọc, Chuyên ngành nội tiết đái tháo đường, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã có những chia sẻ rất hữu ích dành cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường.

Mất ngủ vì bệnh tiểu đường: Bác sĩ viện ĐH Y Hà Nội chỉ ra 3 thói quen “vàng” giúp người bệnh ngủ ngon và sâu giấc hơn, người khỏe mạnh cũng nên lưu ý để cải thiện chất lượng giấc ngủ

Theo bác sĩ Ngọc, bệnh tiểu đường và một số biến chứng tiểu đường có thể là nguyên nhân gây ra mất ngủ. Cụ thể:

– Khi đường máu quá cao, bệnh nhân tiểu đường sẽ đi tiểu đêm nhiều;

– Bệnh nhân có biến chứng hạ đường máu vào buổi tối sẽ có cảm giác đói cồn cào;

– Bệnh nhân có biến chứng thần kinh ngoại vi sẽ dẫn tới các biểu hiện lâm sàng như đau nhức, tê bì, rát bỏng, cảm giác kiến bò kiến cắn ở 2 bàn chân;

Đây là những nguyên nhân “quấy nhiễu” giấc ngủ ở người bệnh tiểu đường. Bệnh nhân sẽ thường khó ngủ, thức giấc cả đêm và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Làm thế nào để cải thiện giấc ngủ ở những người mắc bệnh tiểu đường?

Các chuyên gia cho biết thiếu ngủ rất nguy hiểm đối với người bị tiểu đường, tuy nhiên chúng vẫn có thể kiểm soát được. 

Mất ngủ vì bệnh tiểu đường: Bác sĩ viện ĐH Y Hà Nội chỉ ra 3 thói quen vàng giúp người bệnh ngủ ngon và sâu giấc hơn, người khỏe mạnh cũng nên lưu ý để cải thiện chất lượng giấc ngủ - Ảnh 2.

TS.BS Lê Bá Ngọc, Chuyên ngành nội tiết đái tháo đường, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Theo bác sĩ Ngọc, để có giấc ngủ ngon, bệnh nhân tiểu đường cần ghi nhớ những điều sau đây:

Đầu tiên, khi bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng gây rối loạn giấc ngủ nên trên cần đến bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời:

– Bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng của đường máu quá cao như khát nước, đi tiểu nhiều, đi tiểu đêm… thì cần phải đi khám bác sĩ để điều chỉnh lại liều lượng thuốc. Khi đường máu được kiểm soát tốt thì triệu chứng tiểu đêm cũng sẽ giảm đi, từ đó chất lượng giấc ngủ của người bệnh cũng sẽ được cải thiện.

– Những người bệnh bị biến chứng hạ đường huyết, có cảm giác đói cồn cào, vã mồi hôi vào ban đêm cần đến khám bác sĩ để được tư vấn và chỉnh lại liều thuốc, đồng thời cần ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ để tránh hạ đường huyết vào ban đêm.

– Những bệnh nhân có biến chứng thần kinh ngoại vi do bệnh tiểu đường như đau, tê bì… thì cần sử dụng thuốc điều trị biến chứng đó  thì sẽ giúp các triệu chứng thuyên giảm, giúp có giấc ngủ ngon hơn.

Ngoài ra, bác sĩ Ngọc cũng cho biết người bệnh tiểu đường cần hình thành một số thói quen trước khi đi ngủ sẽ giúp giấc ngủ tốt hơn như:

– Kiểm tra bàn chân, rửa chân trước khi đi ngủ để đảm bảo bàn chân sạch sẽ, loại bỏ các chất bẩn, dị vật ở bàn chân. Đây là những nguyên nhân thường gặp dẫn tới nhiễm trùng bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường;

– Tập một số bài tập nhẹ nhàng giúp ngủ ngon sâu giấc như thiền, yoga, đi bộ…

– Tắm nước ấm nhẹ trước khi đi ngủ giúp cơ thể khoan khoái và người bệnh có giấc ngủ tốt hơn.

Bên cạnh việc chú ý đến thói quen sinh hoạt hàng ngày, người mắc bệnh tiểu đường cũng cần duy trì chế độ ăn lành mạnh và nên khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra sự tiến triển của bệnh từ đó có những điều chỉnh phù hợp.

Mất ngủ vì bệnh tiểu đường: Bác sĩ viện ĐH Y Hà Nội chỉ ra 3 thói quen vàng giúp người bệnh ngủ ngon và sâu giấc hơn, người khỏe mạnh cũng nên lưu ý để cải thiện chất lượng giấc ngủ - Ảnh 3.


[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *