Thực trạng thị trường BĐS hiện nay thế nào?

Rate this post

Báo cáo của đơn vị này chỉ ra, trong quý 2, tổng lượng giao dịch là 29.949 giao dịch, tăng 18% so với quý 1/2021; nguồn cung bất động sản có 29.557 căn nhà ở đủ điều kiện đưa vào giao dịch, nguồn cung bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng và bất động sản khác giảm. Qua đánh giá, cho thấy khả năng hấp thụ của thị trường quý 2 tốt hơn, trong quý không tạo ra lượng bất động sản tồn kho mới từ thị trường sơ cấp. Lượng bất động sản tồn kho chưa được giao dịch hầu như chỉ có ở các nhà đầu tư thứ cấp và một số loại hình bất động sản đang chịu tác động nặng nề của bệnh dịch như bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng.

Về lượng giao dịch, trong quý 2/2021, theo tổng hợp số liệu từ Sở Xây dựng các địa phương có báo cáo, có 29.949 giao dịch bất động sản thành công; tổng lượng giao dịch bình quân bằng khoảng 118% so với quý trước và bằng khoảng101% so với cùng kỳ năm 2020. Riêng tại tại Hà Nội có 1.094 giao dịch thành công (bằng khoảng 20% so với quý trước), tại Tp.HCM có 3.002 giao dịch thành công (bằng khoảng 87% so với quý trước).

Cụ thể, tại miền Bắc có 6.384 giao dịch thành công, tại miền Trung có 7.300 giao dịch thành công và tại miền Nam có 16.265 giao dịch thành công. Nhìn chung, các giao dịch thành công vẫn tập trung nhiều ở phân khúc trung cấp và cao cấp.

Giá giao dịch nhà ở riêng lẻ trong các dự án tại nhiều địa phương vẫn tăng nhưng không nhiều, bình quân khoảng 3% so với quý trước, lượng giao dịch đối với nhà ở riêng lẻ bằng khoảng 120% so với thời điểm cuối năm 2020. Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương là những địa phương có mức giá bình quân tăng cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước. Một số dự án biệt thự, nhà liền kề có giá tăng cao so với quý 1/2021 như: Euro Village (tăng khoảng 5,4%), One River (tăng khoảng 5%) tại Đà Nẵng; Ecolakes Mỹ Phước (tăng khoảng 9,1%), Sun Casa (tăng khoảng 8,8%) tại Bình Dương; Khu đô thị Detaco Nhơn Trạch (tăng khoảng 5,2%), Aqua City (tăng khoảng 4,3%) tại Đồng Nai; Hoàng Huy Riverside (tăng khoảng 7,6%), Vinhomes Cầu Rào 2 (tăng khoảng 7,1%) tại Hải Phòng.

Báo cáo của Bộ xây dựng cũng chỉ ra, tuy tổng vốn đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư nước ngoài giảm (giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước) nhưng tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào ngành kinh doanh bất động sản được nhận định 6 tháng đầu năm nay lại được khối ngoại rót vốn tăng hơn 35% so với cùng kỳ năm trước, tương đương mức tăng 300 triệu USD, bảng số liệu cho thấy mức vốn tăng dần từ cuối tháng 3 đến tháng 6 năm 2021 từ 0,6 tỷ USD đến 1,15 tỷ USD. Theo đó vốn đăng ký lũy kế vào lĩnh vực bất động sản cũng có xu thế tăng dần theo tháng. Như vậy, có thể thấy, Việt Nam vẫn đang được đánh giá có vị thế tốt để thu hút FDI vào ngành kinh doanh bất động sản.


Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *