Thị trường bất động sản Tp.HCM đang được gỡ khó?

Rate this post

Có thể thấy, các cơ quan chức năng đang nỗ lực gỡ khó cho thị trường BĐS, nhất là các dự án trên địa bàn Tp.HCM.

Nhiều dự án sau một thời gian dài bị “ngâm” chờ giải quyết về pháp lý đã được gỡ “khơi thông”, đang tạo nên tín hiệu tích cực cho nguồn cung BĐS trong tương lai.

Chẳng hạn, ngày 19/4/2022 vừa qua, dự án HausNeo đã nhận được chấp thuận chính thức của Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM cho phép tiến hành nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (“Giấy Chứng Nhận”) cho từng căn hộ thuộc dự án này. Đây là một nỗ lực rất lớn của Chủ đầu tư và các cơ quan chức năng trong suốt thời gian qua. 

Cùng với đó, Nhà nước đang dần đẩy nhanh tiến độ cấp phép cho các dự án nhà ở, đặc biệt khu vực Tp.Thủ Đức (quận 9 cũ). Đây là một tín hiệu tốt cho sự phục hồi của thị trường nhà ở tại Tp.HCM.

Theo các chuyên gia, hiện có khá nhiều dự án đang treo vì vấn đề pháp lý nhưng với mục tiêu giải quyết nhu cầu nhà ở cấp thiết cho người dân tại Tp.HCM, các vấn đề này đang được nhà nước quan tâm tháo gỡ. 

Các vướng mắc về pháp lý khiến thị trường BĐS thời gian qua thiếu hụt nguồn cung, giá cả bị đẩy lên cao. Theo Bộ Xây dựng, năm 2022, các chính sách về bất động sản sẽ được hoàn thiện, giúp thị trường phát triển lành mạnh hơn.

Thị trường bất động sản Tp.HCM đang được gỡ khó? - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS Bộ Xây dựng,  cho biết các chính sách mới sẽ có hiệu lực trong năm 2022, xóa bỏ mâu thuẫn trong các quy định về đầu tư, xây dựng, giao dịch BĐS. Bên cạnh đó, thị trường BĐS cũng sẽ có bước phát triển mới sau khi Quốc hội thông qua chính sách tài khóa, trong đó dành 65.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội, dành 40.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay để phát triển nhà ở nhằm tăng nguồn cung cho thị trường.

Vừa qua, Bộ Xây dựng cũng đề xuất phân định cụ thể trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương để tránh sự chồng chéo cũng như ngăn ngừa sai phạm xảy ra trong thị trường BĐS, đẩy mạnh các chính sách để phát triển các dòng BĐS đáp ứng nhu cầu thật của thị trường, đặc biệt là các sản phẩm nhà ở dành cho người thu nhập thấp, nhà ở xã hội.

Theo ông Nguyễn Hoàng, chuyên gia BĐS, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022 là 6 – 6,5%, đi kèm với kiểm soát lạm phát ở mức phù hợp. Đây là yếu tố tác động tích cực đến các hoạt động kinh tế, bao gồm cả lĩnh vực xây dựng, BĐS. Hiện không có gói hỗ trợ riêng trực tiếp cho thị trường BĐS nhưng các hoạt động đầu tư công vào hạ tầng giao thông, xã hội sẽ thúc đẩy sức mua BĐS và các DN BĐS sẽ được hưởng lợi gián tiếp. Gói hỗ trợ người mua nhà – đặc biệt là nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, lao động – sẽ giúp tăng cầu, các dự án đang bị vướng mắc, dự án “treo” do vấn đề thủ tục pháp lý nếu được tháo gỡ sẽ góp phần giải phóng một lượng đáng kể nguồn cung, giảm áp lực về nguồn cung BĐS.

Còn theo dự báo của DKRA Việt Nam, trong quý 4/2022, giao dịch BĐS sẽ sôi động với nguồn cung và sức tiêu thụ mới. Trong năm 2022, nguồn cung sản phẩm mới có thể sẽ tăng so với năm 2021 ở tất cả các phân khúc từ căn hộ đến nhà phố, biệt thự, riêng đất nền có thể sẽ không tăng do các dự án phân lô đang ngày càng bị siết chặt về thủ tục. Đặc biệt, dự báo nửa cuối năm 2022, thị trường sẽ sôi động hơn với cả nguồn cung mới và sức mua.

CBRE Việt Nam cũng dự báo, trong năm nay, nguồn cung căn hộ mới sẽ phục hồi và số lượng căn hộ bán thành công cũng tăng. Kì vọng thị trường sẽ có gần 22.000 căn hộ mới hoàn thành trong năm 2022 từ các dự án hiện hữu. Hàng loạt dự án đã triển khai chiến dịch tiếp thị và bắt đầu nhận đặt chỗ cho đợt mở bán trong năm 2022. Dự báo, giá trung bình trên thị trường sơ cấp sẽ tăng chậm lại khi các dự án ở ngoại thành TP.HCM được nâng cấp và mở bán.

Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam  cho rằng, việc nối lại các chuyến bay quốc tế, các hoạt động kinh doanh trở lại bình thường sẽ giúp duy trì giá và tỷ lệ giao dịch thành công cho thị trường nhà ở năm 2022.

Ông David Jackson, Tổng Giám đốc Công ty Colliers Việt Nam cho hay,  có thể nói, thị trường BĐS trong bốn năm qua như một chiếc lò xo bị nén, nên khi các khó khăn về chính sách được tháo gỡ, thị trường sẽ có một sức bật mạnh mẽ. Tuy nhiên, các vướng mắc pháp lý khó có thể được giải quyết trong một thời gian ngắn. Sự nỗ lực của các cơ quan chức năng trong việc giải quyết các vấn đề của thị trường BĐS hiện nay đủ để các nhà đầu tư có thêm niềm tin vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường trong thời gian tới. 

Tại Hội nghị “Trao đổi khó khăn, vướng mắc trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng và giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc” do Bộ Xây dựng tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Hồng Minh khẳng định: Bộ Xây dựng chia sẻ, lắng nghe, tiếp thu và sẵn sàng giải đáp, hướng dẫn, hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương, các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng nhằm tháo gỡ vướng mắc khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Bộ sẽ tiếp tục phối hợp cùng các cơ quan, Bộ, ngành liên quan đưa ra các giải pháp tháo gỡ những vướng mắc cho các dự án đầu tư xây dựng, nhất là dự án hạ tầng trọng điểm của đất nước. Các Bộ, ngành và địa phương theo thẩm quyền của mình cần phải chủ động rà soát, bổ sung quy định, hướng dẫn, tháo gỡ cho các dự án đầu tư xây dựng.

https://cafef.vn/thi-truong-bat-dong-san-tphcm-dang-duoc-go-kho-20220508140711179.chn



Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *