Nên nghiên cứu đưa các tập đoàn ra giải trình trước Quốc hội

[ad_1]

Trong phiên thảo luận tại tổ chiều 25/3, ĐBDH Lưu Bình Nhưỡng – Phó ban Dân nguyện của Quốc hội, bày tỏ sự đánh giá cao với nỗ lực của các cơ quan và Quốc hội với những thành tích đã được trình bày trong các báo cáo. Vị ĐBQH đoàn Bến Tre cũng nhấn mạnh hoạt động của Quốc hội đã tạo nên xung lực mới, tạo áp lực cho các cơ quan thực hiện, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

“Trong thắng lợi của Chính phủ, Tòa án, Viện kiểm sát, Kiểm toán Nhà nước, hoạt động của Chủ tịch nước đều có bóng dáng, công lao của các đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và Quốc hội. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải chịu trách nhiệm một phần về những hạn chế, tồn tại mà những cơ quan đó đang mắc phải”, ông Lưu Bình Nhưỡng phát biểu.

Về Quốc hội, ông Nhưỡng cho rằng hoạt động của Quốc hội mang tính sâu đậm, lan tỏa trong lòng cử tri. Hoạt động của Quốc hội giúp Đảng, Chính phủ và các cơ quan đánh giá lại chính sách, sự lãnh đạo, chỉ đạo trong hoạt động. Quốc hội không “xuê xoa” mà tạo áp lực cần thiết, đủ độ để Chính phủ điều chỉnh các hoạt động của mình.

Tuy nhiên, ông Nhưỡng cũng cho rằng một số lĩnh vực vẫn chưa được quan tâm giám sát. Thời lượng chất vấn, dù đã được cải thiện, nhưng vẫn chưa nhiều. Bên cạnh đó, vị ĐBQH tỉnh Bến Tre cũng cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm 1 lần với các thành viên Chính phủ hoặc những người do Quốc hội bầu “hiệu quả chưa cao”, cần lấy phiếu 2 lần.

Trong các hoạt động chất vấn ông Nhưỡng cũng cho rằng cần có thêm các hình thức chất vấn với doanh nghiệp mà ban đầu có thể là các tập đoàn nhà nước.

“Quốc hội chưa yêu cầu tập đoàn nào giải trình trước Quốc hội. Có lẽ, nên nghiên cứu vấn đề này. Trước hết là các tập đoàn nhà nước cần giải trình trước Quốc hội nếu cần”, ông Nhưỡng nêu đề xuất.

Về các hoạt động của Tòa án, Kiểm sát, ông Nhưỡng cho rằng các cơ quan này đã thực hiện khối lượng công việc lớn nhưng cần quan tâm đến hoạt động tư pháp bằng việc tăng cường và cải cách tư pháp.

Đại biểu Nhưỡng nêu ra hàng loạt vụ việc chưa được giải quyết mà cử tri băn khoăn, bức xúc chẳng hạn như vụ Hồ Duy Hải, vụ bà Trần Thị Kim Tân, vụ Trương Huy Liệu ở Quảng trị hay vụ Phạm Hồng Thái bị xử 8 năm từ sau đó được Tòa án Ninh Bình minh oan. Trong vụ ông Phạm Hồng Thái, khối tài sản to lớn đã bị tẩu tán từ những năm 90 nên giờ chưa thể tìm được người chịu trách nhiệm cho số tiền 600 tỷ mà ông ấy đòi, ông Nhưỡng cho biết.

Án oan sai cũng là một trong những điểm Phó ban Dân nguyện Quốc hội tỏ ra quan tâm. Dù đánh giá cao hoạt động của Viện Kiểm sát nhưng với gần 10.000 kháng nghị, kiến nghị đã được xem xét, ông Nhưỡng cho rằng “đương nhiên có sai sót”.

“Thế mà chúng ta nhận được câu đánh giá là không có oan sai. Oan sai có thể 10 năm, 20 năm sau mới được phát hiện. Bây giờ, chúng ta nhận định như thế, tôi cho rằng chưa phù hợp. Cần nhận định là hiện nay chưa phát hiện oan sai thì hay hơn”, ĐB Lưu Bình Nhưỡng cho biết.

[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *