Nặn đất sét thành nồi, nhưng chính sự trống rỗng của nó mới hữu ích, dùng sự “hư vô” để làm chủ cảm xúc và làm “đầy” cuộc sống

Rate this post

Ở phương Tây, cảm giác trống rỗng được xem là một điều tiêu cực. Sự hư không thường đi kèm với các phạm trù đen tối như trầm cảm, chán nản hoặc chủ nghĩa hư vô. Tuy nhiên ở châu Á mọi thứ có vẻ không như vậy.

Chữ trống không trong tiếng Hán là kōng (空); nghĩa là không có, khoảng không, không gian giữa hơi thở, giữa các dòng chữ, giữa cuộc sống. Trong nhiều tôn giáo phương Đông, sự hư vô gắn liền với thiền định thay vì điều gì đó tiêu cực. Nhà hiền triết của Đạo giáo, Lão Tử, cũng đã luận bàn về bản chất hữu dụng của hư không. Ông đã viết:

“Chúng ta ghép các nan hoa lại với nhau thành một bánh xe, nhưng cái lỗ chính giữa mới làm cho toa xe chuyển động. Chúng ta nặn đất sét thành một cái nồi, nhưng chính sự trống rỗng bên trong mới chứa đựng thứ ta muốn. Ta đóng gỗ làm một ngôi nhà, nhưng chính khoảng không gian bên trong mới là nơi sống được”.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét khái niệm phương Đông về “sự hư không”. Nếu được áp dụng đúng đắn, khái niệm này không chỉ giúp bạn tìm thấy sự bình yên trong nội tâm mà còn mang lại một cuộc sống trọn vẹn hơn.

Tết Nặn đất sét thành nồi, nhưng chính sự trống rỗng của nó mới hữu ích, dùng sự “hư vô” để làm chủ cảm xúc để làm đầy cuộc sống - Ảnh 1.

Bản thân các sự kiện vốn là vô nghĩa 

Ý tưởng rằng các sự kiện bên ngoài không có ý nghĩa gì cố hữu là điều tôi đã học được nhiều nhất. Ví dụ nếu nói điều gì đó “xấu” xảy ra, có thể bạn bị mất công việc, mất tiền trên thị trường chứng khoán hoặc chia tay cô người yêu lâu năm.

Những sự kiện này, mặc dù nghe có vẻ khủng khiếp, nhưng bản thân chúng không có ý nghĩa gì. Tâm trí của chúng ta gán khái niệm “Tốt” hoặc “Xấu” cho những sự kiện này, và tâm trí không phải lúc nào cũng đúng. Thay vì nhìn các sự kiện một cách khách quan, bộ não của chúng ta thường phóng đại sự kiện và bóp méo sự thật. Điều này có thể khiến chúng ta vô cùng lo lắng.

Học cách kiểm soát tâm trí của chính mình – điều luôn khiến chúng ta khó chịu, lại là thứ có thể giúp chữa lành tổn thương. Marcus Aurelius đã viết trong bài Suy niệm của mình rằng:

“Nếu bạn đau khổ bởi bất cứ điều gì ngoài kia, thì nỗi đau không phải do bản thân sự vật đó, mà là do bạn ước định về nó; và bạn có quyền bỏ ước định đó đi bất cứ lúc nào. “

Suy nghĩ này được lặp lại bởi các nhà tâm lý học hiện nay. “Tái tạo khung nhận thức” là một kỹ thuật được sử dụng trong trị liệu, trong đó bệnh nhân được dạy để nhìn mọi thứ từ một góc độ khác. Kỹ thuật này giúp bệnh nhân xem xét cùng một sự kiện với các quan điểm khác nhau và đã được chứng minh là giúp cải thiện khả năng tự nói và hành vi của họ. 

Tết Nặn đất sét thành nồi, nhưng chính sự trống rỗng của nó mới hữu ích, dùng sự “hư vô” để làm chủ cảm xúc để làm đầy cuộc sống - Ảnh 2.

Trong cuộc sống, bạn không phải người chơi, mà là người giám sát

Bạn không phải là suy nghĩ của bạn – mà là người quan sát những suy nghĩ đó. Đây là sự khác biệt tinh tế nhưng quan trọng mà bạn cần thực hiện để có một cuộc sống trọn vẹn hơn.

Người xưa đã biết về sự khác biệt này từ lâu. Tách rời bản ngã khỏi suy nghĩ và cảm xúc là nguyên lý cốt lõi của Phật giáo, và gần đây hơn là phong trào Chánh niệm. Một số cách tuyệt vời để đạt gần tới trạng thái giám sát là:

• Sắp xếp lại ngôn ngữ của bạn. Hãy tập nói những cụm từ như “Tôi đang cảm thấy tức giận”, thay vì “Tôi đang tức giận”.

 • Thường xuyên thiền định

 • Tạo ra trạng thái trôi chảy trong công việc bạn yêu thích, hoặc qua việc tập thể dục

 • Các trải nghiệm ảo giác

 • Hòa mình vào tự nhiên (ví dụ: đi bộ đường dài) 

 • Các khóa tu Vipassana (thiền định nhằm tìm kiếm “cái nhìn sâu sắc vào bản chất thực sự của thực tại”)

 • Dành một khoảng thời gian dài không để ai quấy rầy bản thân

Tết Nặn đất sét thành nồi, nhưng chính sự trống rỗng của nó mới hữu ích, dùng sự “hư vô” để làm chủ cảm xúc để làm đầy cuộc sống - Ảnh 3.

Qua những gì tồn tại, trực giác cũng sẽ mách bảo về những gì không tồn tại. Và qua những gì không tồn tại, bạn sẽ lại biết những gì sẽ xảy ra. Khi đã phát triển kỹ năng, trở thành một con người có thể tách mình khỏi những suy nghĩ thoáng qua, bạn sẽ vươn gần hơn tới sự giác ngộ.

Làm trống rỗng tâm trí của bạn để làm việc dưới sự căng thẳng

Điều này nghe có vẻ là một điều lạnh lùng, nhưng để hoàn thành một số công việc, ta chỉ cần đơn giản tạm dừng cảm xúc. Lý thuyết này không chỉ giới hạn ở những người giải trí hoặc vận động viên, mà mở rộng tới những người ở tuyến đầu như các nhân viên y tế thực hiện hô hấp nhân tạo để cứu một mạng sống, các bác sĩ phẫu thuật tim cấp cứu, hay các sĩ quan cảnh sát xông thẳng vào lửa để cứu người.

Mọi người nghĩ rằng các ca sĩ, diễn viên và nhạc sĩ biểu diễn tốt nhất khi họ có cảm xúc thăng hoa. Điều này trong thực tế không hoàn toàn đúng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong những tình huống căng thẳng cao độ, chúng ta giải quyết tốt khi biết tách mình khỏi cảm xúc. Giống như cách một chiếc cốc chỉ hữu ích khi nó trống rỗng, chỉ khi làm cho suy nghĩ của bản thân trở nên hư vô, chúng ta mới có thể dẫn đường cho tính nghệ thuật bên trong mình, vượt qua lớp vỏ phàm trần và biểu diễn ở những cấp độ cao nhất.

Vì vậy, hãy học cách tách mình ra khỏi cảm xúc khi cần thiết. Ở đó bạn sẽ tìm thấy sự bình yên cần thiết để hoàn thành công việc.

Đây là cách bạn có thể sử dụng sự hư vô để làm chủ cảm xúc của mình – và từ đó là cả cuộc sống.

Theo Medium


Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *