Lạm phát tăng mạnh, nhà đầu tư dồn tiền vào bất động sản

[ad_1]

Tốc độ lạm phát lớn nhất 1 thập kỷ qua

2 năm chìm trong đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế thế giới đối mặt với mức lạm phát chưa từng có trong suốt 10 năm qua. Theo thống kê của IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế), tại Hoa Kỳ, trong 6 tháng đầu năm 2021, mức CPI đạt 6.2%. Đây là mức lạm phát cao nhất tính từ tháng 3/2008 tại đất nước này. Tại Anh, mức lạm phát đạt 5.2%, cao nhất từ tháng 8/2012. Mức lạm phát tại Trung Quốc cũng cao nhất trong suốt 13 năm qua.

Tại Việt Nam, sáng ngày 12/11, Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự báo “năm 2022 rủi ro lạm phát là rất lớn”. PGS-TS Nguyễn Thường Lạng, Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế (Đại học Kinh tế Quốc dân) cho biết: Đại dịch Covid-19 khiến việc di chuyển hàng hoá giữa các quốc gia và địa phương gặp nhiều cản trở, đẩy chi phí logistic lên cao.

Trước đại dịch, chi phí di chuyển 1 container 40 feet từ khu vực Đông Á sang châu Âu chỉ khoảng 2,000 USD. Đại dịch đã đẩy mức phí này tăng lên tới 14,000 USD. Ngoài chi phí logistic tăng, đại dịch khiến cho chuỗi nhân lực lao động, chuỗi nguyên liệu đầu vào đứt gãy. 3 yếu tố này cộng hưởng sẽ đẩy chỉ số giá sản xuất tăng mạnh.

Lạm phát tăng mạnh, nhà đầu tư dồn tiền vào bất động sản - Ảnh 1.

Ngoài chi phí logistic, chi phí nhân lực, chi phí nguyên vật liệu đầu vào, giá dầu thô tăng mạnh cũng tạo ra áp lực lạm phát lớn với nền kinh tế thế giới và Việt Nam. Trong 4/2020, giá dầu thô được neo ở mức 40 USD/thùng. Tuy nhiên, đến tháng 10/2021 đã tăng lên 85 USD/thùng, dự kiến có thể đạt 150 USD/thùng trong năm sau.

Song song với các áp lực về sản xuất, PGS-TS Vũ Sỹ Cường (Học viện Tài chính) cho biết: Để kích cầu nền kinh tế sau đại dịch, Chính phủ các nước sẽ nới lỏng chính sách tài khoá, bơm các gói kích thích kinh tế khiến một lượng tiền rất lớn sẽ được bơm ra thị trường. Tại Việt Nam, một gói kích thích kinh tế 800,000 tỷ cũng đang được đề xuất.

Chi phí sản xuất tăng mạnh kết hợp với lượng tiền đổ ra thị trường khiến lạm phát được đánh giá sẽ trở thành từ khoá chủ đạo của nền kinh tế trong năm 2022.

Nhà đầu tư dồn tiền vào bất động sản

TS Trần Nguyễn Minh Hải – Đại học Ngân Hàng TP.HCM đánh giá: Lạm phát trên phạm vi toàn cầu khiến “một đồng tiền của ngày mai sẽ không giá trị bằng đồng tiền của ngày hôm nay”. Trong bối cảnh đó, các nhà đầu tư sẽ phải rút tiền ra khỏi ngân hàng vốn có lãi suất không bao giờ đuổi kịp tốc độ lạm phát và đổ vào các kênh đầu tư hấp dẫn như bất động sản.

Lạm phát tăng mạnh, nhà đầu tư dồn tiền vào bất động sản - Ảnh 2.

Trong 6 tháng đầu năm, nhà đầu tư toàn thế giới đổ tiền vào bất động sản mạnh đến mức tạo ra làn sóng tăng giá mạnh nhất trong lịch sử 30 năm qua. Tại New York (Mỹ), giá bất động sản 6 tháng đầu năm tăng 23.4% so với đầu năm trước. Chỉ số giá nhà ở tại Hàn Quốc tăng 46% sau một năm. Bất động sản Thượng Hải (Trung Quốc) tăng 32.4% chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm. Đây được đánh giá là tốc độ tăng giá chưa từng có tại các thị trường bất động sản có tính ổn định này.

Tại Việt Nam, nhà đầu tư tập trung đổ tiền vào các thị trường còn nhiều tiềm năng, với lực đẩy hạ tầng lớn, nhà đầu tư có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân trong 1-2 tiếng đồng hồ.

Tại khu vực phía Bắc, Thanh Hoá là điểm đến số một của các nhà đầu tư tránh đồng tiền mất giá. Trong 3 tháng cuối năm, thị trường này chứng kiến cơn lốc đổ bộ của trên dưới 30 dự án với tổng mức đầu tư 15 tỷ USD, với sự xuất hiện của hàng loạt ông lớn bất động sản: Vingroup, Sun Group, Flamingo Holding Group, T&T, Sunshine Group,…

Tại khu vực phía Nam, vùng trũng hút dòng tiền của các nhà đầu tư tìm bất động sản làm nơi trú ẩn trước cơn bão mất giá đồng tiền thuộc về La Gi, vùng biển tuyệt đẹp cách TP.HCM 1,5 tiếng di chuyển với cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết. La Gi được đánh giá là khu vực nhiều tiềm năng và có biên độ tăng giá mạnh đang hút dòng tiền lớn của nhà đầu tư Sài Gòn. Nhiều ông lớn địa ốc cũng đang nhắm đến thị trường này để chuẩn bị kế hoạch xây dựng các đại dự án ven biển.

Theo định hướng của Bình Thuận, thị xã La Gi sẽ trở thành thành phố lớn thứ 2 sau thành phố Phan Thiết. Trong đồ án quy hoạch xây dựng vùng đến năm 2030, La Gi là đô thị hạt nhân nằm trong vùng kinh tế phía Tây Nam tỉnh Bình Thuận và là đô thị nằm trên trục hành lang kinh tế đô thị Quốc lộ 55. Đặc biệt, trong 1-2 năm tới, La Gi sẽ được nâng cấp lên thành phố, trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất Bình Thuận với hàng loạt siêu dự án công nghiệp như Becamex VSIP Bình Thuận, KCN Tân Đức, chuỗi dự án điện khí LNG,…

La Gi sở hữu vị trị đắc địa khi nằm tại vị trí trung tâm trên cung đường ven biển Long Hải – Hồ Tràm – Bình Châu – La Gi – Mũi Né. Trong tương lai, 2 đầu mút của cung đường này là sân bay Long Thành và sân bay Phan Thiết. Nhờ vị trí trung tâm, khi hoàn thành, khách du lịch từ sân bay Long Thành hay Phan Thiết cũng chỉ mất 1 giờ để tiếp cận La Gi.

Ngoài sân bay Long Thành và Phan Thiết, cuối năm 2020, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đã khởi công. Với vị trí cửa ngõ của Bình Thuận, La Gi hưởng lợi nhiều từ công trình này. Ngoài cao tốc, sân bay, trong năm 2021, hàng loạt công trình hạ tầng như cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, tuyến đường DT711, DT719, DT719B… cũng đang được triển khai để biến cung đường biển này thành điểm đến du lịch liên hoàn.


[ad_2]
Source link

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *