Lạm phát có nên đầu tư vào bất động sản?

Rate this post

Lạm phát tăng, lãi suất ngân hàng cho vay cũng tăng, nhiều chính sách thắt chặt thị trường bất động sản khiến cho nhà đầu tư lo ngại. Thậm chí, thị trường còn xuất hiện tâm lý của những nhà đầu tư đang muốn “rút lui”.

Thế nhưng, theo các chuyên gia, sự biến động của thị trường không đẩy kênh đầu tư này vào tình trạng quá khó khăn. Bởi thực tế, kịch bản lạc quan của bất động sản sẽ sớm xuất hiện.

Ông Ngô Văn Dũng, Giám đốc Công ty CP Kim Long Land nhấn mạnh rằng, nhà đầu tư không nên bán tháo. Và thậm chí, ông Dũng cho hay, thị trường chưa ghi nhận hiện tượng giảm giá hàng loạt. Vị này khuyến nghị rằng, dù thị trường biến động thì bất động sản vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn, an toàn. Thế nên, ông Dũng tư vấn, người có bất động sản nên tiếp tục giữ. Và nếu có tiền nhàn rỗi thì vẫn nên đổ vào bất động sản.

Lạm phát có nên đầu tư vào bất động sản? - Ảnh 1.

Đồng quan điểm đó, TS. Nguyễn Văn Đính nói: “Bất động sản vẫn luôn là kênh đầu tư hấp dẫn. Quan trọng là đầu tư vào phân khúc nào, chỗ nào sinh lợi nhiều nhất thì xuống tiền đầu tư. Theo tôi, trong bối cảnh lạm phát và lãi suất đang tăng thì tốt nhất không nên dùng đòn bẩy tài chính để đầu tư. Nếu chọn được đúng phân khúc chất lượng và khả năng sinh lời cao thì hãy xuống tiền”.

Còn theo ông Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản: “Thực ra lạm phát, kinh tế bất ổn thì càng cần phải đầu tư. Đã có ý định thì đừng chần chừ, thời gian là vàng. Nhiều người không có đồng nhưng vẫn còn tìm hiểu để đầu tư cơ”.

Chung nhận định về bất động sản là kênh đầu tư sáng giá, TS. Cấn Văn Lực nói, nhà đầu tư thường sợ rủi ro nên không bỏ trứng vào một giỏ. Kênh bất động sản vẫn là kênh đầu tư sáng trong thời điểm hiện nay. Ông Lực cho rằng, kênh chứng khoán chỉ dành cho những nhà đầu tư có kiến thức tài chính.

Trong khi đó, TS. Võ Trí Thành khuyến nghị, giá trị tài sản là yếu tố nhà đầu tư sẽ để ý, nhưng đừng quên tính thanh khoản khi tài sản đóng băng. Ở góc nhìn kinh tế học, đã làm kinh tế thì không thể không có rủi ro. Về kinh tế tài chính, tôi muốn nhấn mạnh thêm về giá trị tài sản, khả năng tạo lợi nhuận, tính thanh khoản của tài sản. Đặc biệt, thanh khoản là vô cùng quan trọng.

Cũng theo ông Thành, chi phí giao dịch có thể do giá mua hoặc giá bán nhưng đừng quên thời gian dành cho giao dịch tài chính cũng là một khoản chi phí. Chi phí giao dịch cũng cần được quan tâm bên cạnh lợi nhuận và giá trị tạo ra.

“Tương lai thú vị hơn quá khứ bởi ở đó có rất nhiều điều chúng ta chưa biết, không đoán định được. Ví dụ như quy luật của kinh tế số, mô hình kinh tế lớn… tất cả những điều đó chúng ta đều chưa thể biết”, vị chuyên gia này nói.



Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *