Lạm phát cao, ngân hàng siết tín dụng cho vay, thị trường BĐS có thể trầm lắng nhưng giá không giảm như 2011-2013

Rate this post

Thị trường bất động sản 2022 đang phục hồi

Lạm phát tăng cao hay ngay cả khi ngân hàng có động thái siết tín dụng cho vay, bất động sản vẫn là kênh đầu tư thu hút dòng tiền. Đây cũng là kênh đâu tư được giới chuyên gia đánh giá đầy lạc quan về một kịch bản ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.

Theo Vietnam Report, ngành bất động sản và thị trường bất động sản trong năm 2022 hiện đang có những dấu hiệu phục hồi và phát triển với gam màu tươi sáng.

TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế khẳng định, bất động sản vẫn là kênh được đa số chọn lựa, và có tiềm năng nhất. Đây là lý do mà dòng tiền đổ vào kênh đầu tư này cũng luôn dồi dào.

Lạm phát cao, ngân hàng siết tín dụng cho vay, thị trường BĐS có thể trầm lắng nhưng giá không giảm như 2011-2013 - Ảnh 1.

Một báo cáo mới đây của Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) cũng đưa ra nhận định lạc quan về thị trường bất động sản. Cụ thể, theo đơn vị này, sau giai đoạn bùng phát của đại dịch Covid-19, cùng với những động thái chuyển biến của nền kinh tế, ngành bất động sản và thị trường bất động sản trong năm 2022 hiện đang có những dấu hiệu phục hồi và phát triển với gam màu tươi sáng, tích cực hơn so với năm 2021 và dần quay trở lại quỹ đạo ở thời điểm trước dịch.

Đưa ra lý do về sự tăng trưởng, Vietnam Report cho rằng, sự trở lại của ngành bất động sản chủ yếu là do các công ty tái cấu trúc lại hoạt động và phục hồi sau tác động tiêu cực của đại dịch. Cùng với đó là sự hỗ trợ của các gói kích thích kinh tế mà Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đang tích cực triển khai.

Mặt khác, lãi suất vẫn ở mức thấp; nguồn vốn đầu tư công đang và tiếp tục được đẩy mạnh giải ngân; dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng không ngừng đổ về Việt Nam; lượng kiều hối vẫn tiếp tục vận hành về một cách ổn định (trừ nguồn tiền từ Nga và Ukraine).

Có thể nhận định, trong ngắn hạn, gói kích thích kinh tế của Chính phủ dù được rót vào khu vực nào, cũng sẽ mang lại hiệu quả tích cực đến thị trường bất động sản, góp phần cải thiện sức mua của người dân nói chung và tạo lực đẩy giúp thị trường bất động sản bật tăng sau thời gian dài bị kìm nén. Bên cạnh đó, sự kỳ vọng vào sự cải thiện thu nhập của người dân trong tương lai gần sẽ giúp cho thị trường bất động sản khu vực bán lẻ hoặc tại các khu công nghiệp sẽ được hưởng lợi.

Báo cáo này chỉ ra, gói kích thích kinh tế 350.000 tỷ đồng sắp được triển khai bao gồm 114.000 tỷ đồng dành cho lĩnh vực kết cấu hạ tầng cũng dự kiến sẽ tác động trực tiếp tới thị trường bất động sản trong ngắn hạn. Đây còn là động lực tăng trưởng chính của thị trường trong các năm tới.

Lo ngại sự trầm lắng của thị trường

Theo Vietnamreport, điều quan ngại được các chuyên gia đặt ra, đó là nếu lạm phát vượt mức mục tiêu, lãi suất cho vay tăng lên có thể gây tác động ngược, thị trường bất động sản có thể rơi vào tình trạng trầm lắng nhưng mức giá sẽ không giảm mạnh như giai đoạn 2011-2013 do sự điều tiết nhịp nhàng, ổn định hơn của Chính phủ, doanh nghiệp bất động sản cũng như người mua nhà sẽ chịu nhiều khó khăn và rủi ro khi tỷ trọng vốn vay cho đầu tư bất động sản là khá lớn.

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đưa ra nhận định, ngay từ đầu năm 2022, mặc dù dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp nhưng thị trường sôi động ở mọi vùng miền. Vị chuyên gia này cẩn trọng dự báo, trong dài hạn, thị trường vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều khủng hoảng, bên cạnh những rào cản về pháp lý. Cụ thể, lạm phát đẩy giá bất động sản tăng lên nên thị trường địa ốc năm 2022 sẽ khá khắc nghiệt. Trong đó, ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine sẽ làm tăng thêm khó khăn cho thị trường.

Trong khi đó, TS. Đinh Thế Hiển cho rằng, dù bất động sản vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn nhưng không đồng nghĩa việc mua bất động sản trong giai đoạn này sẽ lời trên diện rộng. Đặc biệt ở những khu vực đất nền tăng giá mạnh trong 2 năm qua nhưng nơi đó chưa thể triển khai kinh doanh khai thác ở mức phổ biến.

Ông Hiển cho biết thêm, đầu tư bất động sản luôn có một giai đoạn phải chững lại để tích lũy giá trị. Thời điểm chững lại thường là thời điểm trước đó giá tăng mạnh và mọi người đổ tiền lớn vào có sự góp sức mạnh của ngân hàng thương mại, sau đó gặp siết tín dụng theo chủ trương Nhà nước. Quan sát thì hiện nay đã hội đủ những yếu tố này.

“Không có sự tăng mạnh giá bất động sản do lạm phát cao. Còn việc tăng cục bộ, cơ hội đầu tư cục bộ vẫn có ở những nơi giá chưa tăng mạnh, và có các yếu tố tăng giá xuất hiện như quy hoạch, làm đường…”, ông Hiển nhấn mạnh.

https://cafef.vn/lam-phat-cao-ngan-hang-siet-tin-dung-cho-vay-thi-truong-bds-co-the-tram-lang-nhung-gia-khong-giam-nhu-2011-2013-20220404140800271.chn



Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *