Dù ở hoàn cảnh nào, đây luôn là người yêu thương con vô điều kiện, đặt nền tảng đầu tiên của những thiên tài

[ad_1]

Trong hành trình gian khó đi đến thành công của các vĩ nhân, ngoài những nỗ lực của bản thân, họ còn có một nền tảng vững chắc, chính là sự giáo dục và dạy dỗ của mẹ. Những người mẹ vĩ đại ấy là những người truyền đam mê, kiến thức, biết được ưu điểm của con, và chính họ đã tạo nên những kỳ tích giữa đời thường.

Có một câu nói nổi tiếng rằng: “Không ai, kể cả thi sĩ, có thể đo lường được sức chứa trong trái tim người mẹ”. Từ khi mang nặng đẻ đau, cho đến khi nhìn con trưởng thành, đều thấy bóng dáng của người mẹ. Những người mẹ luôn biết điểm mạnh của mình là gì và sẽ truyền cho con hết những thứ mà họ học được trong cuộc đời. 

Mẹ – người thầy đầu tiên

Người đặc biệt đứng sau thành công của những vĩ nhân mọi thời đại: Dù ở hoàn cảnh nào, đây luôn là người yêu thương con vô điều kiện, đặt nền tảng đầu tiên của những thiên tài - Ảnh 1.

Không phải thầy cô giáo, mà chính mẹ mới là người thầy đầu tiên, người thầy chẳng cần dùng phấn vẫn dạy cho con những bài học đầu đời. Mỗi một hành vi, cử chỉ, lời nói của mẹ đều là cơ sở hình thành nên quan niệm, lối sống và tinh thần của con.

Nhà sinh học xuất sắc của Pháp, Jean Rostand được như ngày hôm nay nhờ có sự chỉ dẫn của mẹ. Khi còn nhỏ, Jean Rostand không phải là một đứa trẻ nhanh nhẹn và hòa đồng với các bạn ở trường. Khi ở lớp học, ông  thường xuyên mất tập trung, không chí thú vào các môn Văn, Toán, Sử. Thi cử thường xuyên đạt kết quả kém khiến thầy cô giáo chán nản. 

Thậm chí, có nhiều trường còn chẳng muốn nhận Rostand vào học, khiến mẹ của ông phải dành nhiều thời gian để dạy dỗ con. Nhưng bà đã chọn cách thấu hiểu những mong muốn, lắng nghe con thay vì bắt phạt nghiêm khắc.

 Một lần, mẹ của Rostand thấy con mặc một bộ lễ phục rất đẹp nhưng lại thản nhiên ngồi trên nền cỏ ẩm ướt để ngắm nhìn những con ếch, chẳng hề hứng thú với bộ quần áo mới. Rostand Cũng rất vui mừng khi được tặng những quyển sách có hình con vật, trong khi những quyển sách toán lại chẳng mảy may để tâm. 

Từ đó, mẹ của Rostand nhận ra khả năng và đam mê của con. Từ năm 10 tuổi, bà đã tạo điều kiện để con có thể theo đuổi đam mê về sinh vật học thay vì ép buộc con học những kiến thức khô khan nhàm chán mà con không thích trên trường. Bên cạnh đó, bà cũng dành thời gian giảng giải thêm cho Rostand những điều thú vị về thiên nhiên, về sinh học, từ đó gieo mầm ước mơ ở ông. Nhờ có những sự chỉ dạy đầu tiên từ mẹ, sau này, Jean Rostand đã trở thành một nhà sinh vật học nổi tiếng ở Pháp, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp nghiên cứu.

Susheela Viswanathan, mẹ của kiện tướng cờ vua thế giới Vishwanath Anand đã dạy con mình những nước cờ đầu tiên và hướng con đi theo con đường cờ vua. Khi anh 5 tuổi, mẹ anh đã cho con mình biết tới thế giới cờ vua. Mẹ anh thường ngồi chơi cờ vua với chị gái của Anandi và anh sẽ ngồi chăm chú xem. Sau này, chính bà lại là người đưa anh đến câu lạc bộ cờ vua Tal Chess tại Chennai, Ấn Độ và đồng hành cùng với anh trong mọi giải đấu.

Mẹ là người dạy con “dám ước mơ”

Người đặc biệt đứng sau thành công của những vĩ nhân mọi thời đại: Dù ở hoàn cảnh nào, đây luôn là người yêu thương con vô điều kiện, đặt nền tảng đầu tiên của những thiên tài - Ảnh 2.

Nhà vô địch Thế vận hội Wilma Rudolph không có được may mắn như nhiều người khác do sinh thiếu tháng, cô phải dùng nạng cho bên chân trái khi còn nhỏ. Tuy nhiên, Wilma đã vượt qua được những khó khăn của bản thân và thi đấu Olympic năm 1956. Năm 1960, cô trở thành ngườiphụ nữMỹ đầu tiên giành 3 huy chương vàng tại một kỳ Olympic.

“Các bác sĩ bảo tôi sẽ không thể đi lại được bình thường. Nhưng mẹ tôi nói rằng tôi có thể và tôi có niềm tin vào mẹ mình”, Wilma nói. Shabnam Singh, mẹ của vận động viên Cricket Yuvraj Singh cũng đã luôn bên cạnh động viên khi anh phải chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác.

Cựu thủ tướng Ấn Độ, A.P.J Abdul Kalam từ nhỏ sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên không có điều kiện học hành như các bạn đồng trang lứa. Ngay từ nhỏ, ông đã phải phụ cha mẹ đi báo rong để kiếm tiền thu nhập. 

Xuất thân trong một gia đình không mấy khá giả, nên ước mơ trở thành tổng thống Ấn Độ của ông khi nói ra đều bị bạn bè và những người xung quanh cười cợt. Chỉ có mẹ của ông, bà Ashiamma Jainulabiddin là người luôn ủng hộ và động viên con theo đuổi ước mơ tưởng như vô cùng viển vông này. 

Bà luôn nói với ông chỉ cần dám theo đuổi, ước mơ của ông sẽ thành hiện thực. Vì hoàn cảnh gia đình, thậm chí có những lúc cả gia đình phải ăn chapati (món bánh của Ấn Độ) đã cháy dở. Nhưng khi Kalam muốn học lên cao hơn trong một trường Đại học,bà Ashiamma đã hết lòng ủng hộ con trai. Thậm chí gia đình chẳng còn đủ 1000 rupee để đóng tiền học, bà đã bán chiếc vòng vàng – gia sản lớn duy nhất của gia đình – để trả tiền học phí cho con. 

Trong cuốn tự truyện “Wings of Fire”, Tổng thống Kalam đã có bài thơ viết về mẹ để ca ngợi sự kiên trì và sự tâm huyết của mẹ, Cho đến sau này, khi đã trở thành người quyền lực nhất Ấn Độ, Tổng thống Kalam vẫn nhớ những bài học của mẹ, và ông đã truyền cảm hứng đến với hàng ngàn trẻ em Ấn Độ dám sống, dám ước mơ.

Dạy con biết vươn lên trong cuộc sống, không chối bỏ mình

Mẹ của cựu Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln luôn nhắc nhở ông không bao giờ được tự ti, chối bỏ bản thân: “Người ta có thể móc mỉa con, nói xấu con nhưng đừng bao giờ để điều đó khiến con sợ hãi, nghi hoặc bản thân”.

Người đặc biệt đứng sau thành công của những vĩ nhân mọi thời đại: Dù ở hoàn cảnh nào, đây luôn là người yêu thương con vô điều kiện, đặt nền tảng đầu tiên của những thiên tài - Ảnh 3.

Lincoln xuất thân trong một gia đình lao động nghèo khó ở miền Tây nước Mỹ khi mà những người xung quanh luôn quan niệm lao động chân tay là trách nhiệm và giá trị của người đàn ông trong gia đình, đọc sách chỉ là việc của những kẻ lười nhác. Ngay cả người cha Thomas và họ hàng của Lincoln cũng cho rằng việc học hành thật vô nghĩa. Duy chỉ có Sarah- người mẹ kế của ông- nhận ra điều đặc biệt ở Lincoln và chính bà đã hướng dẫn, hỗ trợ cũng như bảo vệ đến cùng niềm đam mê và hứng thú học tập của con. 

Mặc dù không học rộng, hiểu nhiều, lại sống xa đời sống văn minh và ánh sáng tri thức nhưng bà Sarah đã tiếp tục công việc của mẹ đẻ của Lincoln- bà Nancy- trong việc gieo trồng lòng ham hiểu biết và trí tuệ cho ông qua việc đọc sách, từ những câu chuyện cổ tích giản đơn đến những cuốn sách hiếm về những người tài giỏi. Chính bà cũng là người thuyết phục chồng mình bỏ ngoài tai những lời đàm tiếu của hàng xóm và cho phép con tiếp tục được đọc sách.

Nhờ có sự hỗ trợ và tạo mọi điều kiện cho con học hành, Lincoln tiến bộ nhanh chóng. Bà Sarah cũng dành nhiều thời gian trò chuyện và luyện tập khả năng diễn thuyết với Lincoln, cuốn sách “Bài học về diễn thuyết” của William Scott được xem như là một trong những cuốn sách “gối đầu giường” để hai mẹ con luyện tập. 

Khi ông bị hàng xóm chỉ trích là xấu xí, “lập dị”, lười biếng, không có tố chất, bà Sarah chính là người đã động viên ông không để những lời chế giễu, gièm pha là rào cản của bản thân mà nên lấy đó làm động lực để bứt phá, vươn đến những ước mơ của mình. Chính nhờ người mẹ vĩ đại ấy, tài năng trời phú của Lincoln được hun đúc, đưa ông trở thành một trong những vị Tổng thống lỗi lạc nhất của nước Mỹ. Trong một bài phát biểu của mình, Lincoln từng chia sẻ: “Tất cả những gì tôi có hôm nay, hay những gì tôi hy vọng, tôi đều nợ người mẹ thiên thần của mình”.

Thế giới rộng lớn là vậy, có nhiều mối quan hệ vội đến, vội đi. Chỉ có tình yêu thương của mẹ sẽ luôn ở lại mãi bên con. Đi suốt cuộc đời, mẹ không chỉ là mẹ, mẹ còn là người thầy, là người bạn, truyền cảm hứng lớn lao. Có thể những người mẹ chẳng hề hoàn hảo, nhưng với sự rèn giũa, sự dạy dỗ từ mẹ và tình yêu thương của mẹ sẽ ươm mầm cho những ước mơ của con. 

[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *