Đồng nghiệp không thích lắng nghe, tự cao tự đại? Có ngay cách “trị” thẳng tay nhưng không-làm-phật-lòng

Rate this post

Bạn đã bao giờ gặp những người đồng nghiệp nào mà luôn thích nâng tầm bản thân mình lên bằng cách dìm người khác xuống hay chưa? Ví dụ như trong một buổi thuyết trình, họ sẽ cố gắng làm nổi bật một điều gì đó trong bài trình bày của bạn mà họ biết rằng bản thân mình hiểu biết nhiều hơn về vấn đề đó. Hoặc sẽ gắng tranh luận với bạn một vấn đề gì đó có thể có hoặc không liên quan tới bài thuyết trình của bạn chỉ để nhằm để thể hiện sự sáng suốt, hiểu biết nhiều của mình mà thôi.

Khi trình bày quan điểm của mình trước những người như thế này, ắt hẳn đã có lúc bạn cảm thấy thất vọng về bản thân, cảm thấy mình kém cỏi và không ít lần tự phê bình về những điểm còn thiếu sót. Tuy nhiên, nếu như trong công việc, bạn không thể nào né tránh việc trình bày quan điểm của bản thân, nhất là trước mặt những người có đặc điểm tính cách thích “dìm hàng” người khác. Và cách tốt nhất để xử lý tình hình này đó chính là phải chuẩn bị tâm lý thật kỹ và thật vững trước khi trình bày. Để làm được điều đó, bạn có thể thử tham khảo 4 bước sau đây để có thể “hạ đo ván” những kẻ tự cao tự đại.

Đồng nghiệp không thích lắng nghe, tự cao tự đại? Có ngay cách trị thẳng tay nhưng không-làm-phật-lòng - Ảnh 1.

Chuyển đổi tư duy sang “học hỏi là chính”

Nếu bạn cứ tập trung vào việc cố gắng làm cho mọi thứ ổn thỏa và chắc chắn thì bạn đã thua ngay trước khi bài thuyết trình của mình bắt đầu. Nhưng điều này không phải là cổ xúy cho bạn không chuẩn bị bất cứ điều gì cho bài diễn thuyết của mình.

Khi đối mặt với một kẻ tự cao tự đại đang cố gắng chứng tỏ mình thông minh như thế nào, họ sẽ cố gắng tìm ra một điều gì đó trong bài thuyết trình của bạn để mổ xẻ, bóc tách và tìm ra vấn đề một cách bất chấp. Vậy cần phải giải quyết như thế nào? Hãy tập trung vào những gì bạn có thể học. Khi mà bạn cố gắng tập trung vào việc trở nên hoàn hảo, cố gắng để bài thuyết trình của mình không mắc phải một lỗi sai, một khiếm khuyết nào thì bạn sẽ càng chèn ép bản thân căng thẳng hơn để nghĩ cách tránh né những sai lầm. Nhưng khi trọng tâm của bạn đặt vào việc học hỏi là chính thì bạn sẽ trở nên cởi mở hơn, từ đó giúp bạn tự tin hơn với bài trình bày của mình.

Tư duy này sẽ đặt tư duy phải cung cấp một bài thuyết trình hoàn hảo sang một bên, và đưa bạn bước vào một cuộc đối thoại về thực tế để tìm ra giải pháp tốt nhất cho những thiếu sót của mình. Điều này sẽ chuyển cuộc tranh luận từ ai đúng ai sai sang sự chia sẻ và lắng nghe cùng nhau để mọi người đều có cơ hội cải thiện sự hiểu biết của mình hơn.

Đồng nghiệp không thích lắng nghe, tự cao tự đại? Có ngay cách trị thẳng tay nhưng không-làm-phật-lòng - Ảnh 2.

Biết được đâu là điểm yếu của mình

Trước khi bạn trình bày với ai đó mà bạn lo lắng sẽ bị lộ những điểm yếu của mình thì trước hết hãy tự mình khám phá ra chúng trước. Bắt đầu bằng cách liệt kê tất cả những lỗ hổng, những rủi ro, những sai sót có thể có trong bài trình bày của bạn. Sau đó hãy suy nghĩ về những khuyết điểm của mình như là lĩnh vực mà bạn không cảm thấy tự tin là gì? Từ đó bắt đầu đưa ra phác thảo các biện pháp để đối phó các điểm yếu đó nếu lỡ như chúng xảy ra.

Không có một chiến lược nào là hoàn hảo và bài diễn thuyết của bạn cũng vậy. Ắt hẳn nó cũng sẽ chứa đựng nhiều thiếu sót trong đó. Tuy nhiên, chuẩn bị bằng cách biết đâu là điểm yếu của mình có thể sẽ giúp bạn dễ dàng đối mặt với tình huống khi bị chỉ ra các khiếm khuyết đó. Nếu họ soi ra được những điểm yếu nào đó mà bạn đã chuẩn bị, hãy trả lời rằng “đó là quan điểm của tôi về tình huống và các lựa chọn của chúng tôi để giải quyết nó. Bạn nghĩ sao về nó? Có điều gì khác mà tôi nên xem xét không?”

Không ai là hoàn hảo về mọi mặt nhưng biết điểm yếu của mình ở đâu để khắc phục sẽ là điểm cộng lớn trong mắt các nhà lãnh đạo có năng lực.

Lên kế hoạch trước cho các cuộc phản đối

Khi một ai đó đào sâu vào bài thuyết trình của bạn để tìm ra các khiếm khuyết, họ chỉ ra một điều gì đó mà bạn chưa cân nhắc tới thì hãy trả lời rằng “Rất cảm ơn về quan điểm của bạn. Tôi không có các nội dung chi tiết về vấn đề mà bạn đang yêu cầu và nghi vấn ngay bây giờ. Tuy nhiên, tôi sẽ nghiên cứu điều đó và liên hệ lại với bạn bằng đánh giá và đề xuất của tôi.”

Nếu họ vẫn không cho qua, thì hãy nhắc lại “Tôi thừa nhận đó là một vấn đề quan trọng. Tôi sẽ nghiên cứu về vấn đề này và xin phép được kết thúc cuộc tranh luận với bạn để tiết kiệm thời gian cho buổi diễn thuyết. Ngoài vấn đề này bạn có còn vấn đề nào về bài thuyết trình của tôi hay không? Nếu không thì việc bạn đang quá tập trung vào vấn đề này có phải là đang lãng phí thời gian của buổi thuyết trình hôm nay không?”

Thông thường những người ngồi lắng nghe cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi với cuộc tranh luận không hồi kết. Do đó, khi bạn đặt câu hỏi này ắt hẳn cũng sẽ có nhiều người đồng quan điểm và vận động người kia nên bỏ qua vấn đề để tiếp tục buổi diễn thuyết.

Đồng nghiệp không thích lắng nghe, tự cao tự đại? Có ngay cách trị thẳng tay nhưng không-làm-phật-lòng - Ảnh 3.

Đừng tự áp đặt suy nghĩ tiêu cực cho chính mình

Sau khi trình bày quan điểm với những người “tự cao tự đại”, đã nhiều lần bạn cảm thấy thất vọng và tự phê bình bản thân mình về sự thiếu sót trong lúc thuyết trình. Nhưng thực tế là họ chưa bao giờ nói rằng bạn không tốt hoặc bạn là một kẻ thuyết trình dở tệ. Nếu bạn nghe thấy những lời đó thì có lẽ đó chính là suy nghĩ của chính bản thân bạn.

Bạn có thể nghĩ rằng cứng rắn với bản thân sẽ buộc bạn phải sắc bén và thể hiện ra những mặt tốt của mình. Tuy nhiên, tự phê bình cũng có thể tạo ra tác dụng ngược lại. Nó có thể làm giảm động lực, làm suy giảm khả năng tự chủ và ngăn cản bạn hành động để đạt được mục tiêu.

Khi bạn nhận ra có một “nhà phê bình” đang lớn dần bên trong bạn thì hãy làm cho nó im lặng bằng cách viết ra những lời chỉ trích. Chẳng hạn như “tôi luôn làm mọi thứ rối tung lên”, và kế sau đó là viết tiếp ba lời phản bác một cách khách quan nhất về lời chỉ trích đó. Ngoài ra, để khách quan hơn, bạn cũng có thể hỏi ý kiến phản hồi từ đồng nghiệp của mình để làm sáng tỏ sự thật rằng bạn đã thổi phồng quá mức khuyết điểm của bản thân chỉ từ một lỗi lầm nho nhỏ.

Và khi bạn đang thuyết trình trước một khán giả khó tính, việc đưa bạn vào đúng tâm thế là điều rất quan trọng đối với việc chuẩn bị. Hãy tập trung  vào việc học hỏi, lường trước những điểm yếu của bản thân và lên kế hoạch để đối phó với chúng, đồng thời đề nghị kết thúc vòng lặp tranh luận đối với những vấn đề mà bạn chưa thể trả lời trực tiếp. Nếu biết áp dụng những biện pháp này, thì đừng ngạc nhiên khi một ngày nào đó bạn trở nên hứng thú và mong đợi những cuộc thuyết trình đầy thử thách trước những khán giả khó tính nhất.

Trên Shark Tank là “cá mập”, về nhà anh là cá con: Shark Hưng bất ngờ tiết lộ là thành viên hội sợ vợ!

Bảo Trân


Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *