Đã gần 2 thập kỷ nhưng giá trị vẫn vẹn nguyên

[ad_1]

Đây là thời điểm tốt nghiệp của nhiều sinh viên trên toàn thế giới đồng thời là lúc các bài phát biểu truyền của những nhân vật “lẫy lừng” được gửi đến các tân cử nhân. Nhưng cho đến nay, ít ai có thể đạt được thành công như bài phát biểu của Steve Jobs tại Đại học Stanford vào năm 2005.

Đây là bài phát biểu hiếm hoi với gần 40 triệu lượt xem trên YouTube. Tác giả của nó là Steve Jobs, một biểu tượng của kinh doanh và văn hóa, người đồng sáng lập Apple là một nhân vật của công chúng nhưng vẫn bí ẩn. Quan điểm độc đáo của Jobs, áp dụng con mắt thẩm mỹ vào phát minh, được cho là “cửa ngõ” dẫn đến thành công của Apple.

Khi ông nói, mọi người lắng nghe, và hiếm khi Jobs chia sẻ về bản thân một cách “trần trụi” như ông đã chia sẻ với các sinh viên tốt nghiệp vào ngày tháng 6 ở California.

Lời kể của “nhân chứng sống” đã đối mặt với cái chết

Bài phát biểu của Jobs tiếp nối ba câu chuyện trong cuộc đời ông: Đầu tiên là câu chuyện về việc bỏ học đại học; thứ hai, về những bài học mà ông đã học được khi bị Apple sa thải vào năm 1985; và cuối cùng là những suy tư về cái chết.

Nếu hai câu chuyện đầu tiên có thể đã được nhắc đến rất nhiều khắp nơi, thì câu chuyện thứ ba sâu sắc hơn. Năm 2005, Jobs nhận tin mình mắc ung thư và may mắn sau đó ca phẫu thuật thành công tốt đẹp. Ông cho biết: “Đây là lần gần nhất tôi đối mặt với cái chết và tôi hy vọng đó là lần duy nhất mà tôi có được trong vài thập kỷ nữa”. Chính “sự cố” đó đã nhắc nhở ông chủ Apple về cuộc sống ngắn ngủi, và trong bài phát biểu của mình, ông đã chia sẻ về mặt tích cực hiếm hoi rằng đó “là phát minh tốt nhất của sự sống”.

Sau hơn 15 năm nhìn lại, đây vẫn là bài phát biểu đình đám nhất: Đã gần 2 thập kỷ nhưng giá trị vẫn vẹn nguyên - Ảnh 1.

Người sáng lập Apple đã nhắc nhở tất cả các sinh viên tốt nghiệp rằng nhắc nhở bản thân có thể không thấy ngày mai là cách tốt nhất để bạn thực sự hiểu được giá trị của cuộc sống và những gì mình đang sở hữu: “Thời gian của bạn là có hạn, vì vậy đừng lãng phí nó để sống cuộc sống của người khác… Hãy can đảm để làm theo trái tim và trực giác của mình”.

Khi đó, ông chia sẻ không phải trên cương vị của một vị tỷ phú công nghệ mà chỉ đơn giản là một người đã vượt qua lưỡi hái tử thần và nói chuyện với những người sắp bước vào ngưỡng cửa mới của cuộc đời. Carmine Gallo, một chuyên gia về truyền thông cho biết: “Nó giống như ông ấy đang đưa ra lời khuyên cho thế hệ doanh nhân tiếp theo. Jobs đã không may mắn, ông qua đời vì bệnh ung thư vào năm 2011 ở tuổi 56. Sự ra đi của ông đã một lần nữa nhắc nhở mọi người về học cách trân trọng thời gian và sống hết mình để không lãng phí những điều quý giá”.

Không bao giờ từ bỏ đam mê

Vừa qua, vợ của Jobs, nữ doanh nhân Laurene Powell Jobs, đã có bài phát biểu khai giảng trước các sinh viên tại Đại học Pennsylvania. Cô nhớ lại ký ức về người chồng quá cố của mình và bài phát biểu năm 2005 của ông, và bài học mà bà vẫn nhớ cho đến nay.

“Một trong món quà tuyệt vời nhất của cuộc sống là tìm ra những điều mà mình yêu thích và được sống với những thứ mình yêu mến”, cô nói.

Sau hơn 15 năm nhìn lại, đây vẫn là bài phát biểu đình đám nhất: Đã gần 2 thập kỷ nhưng giá trị vẫn vẹn nguyên - Ảnh 2.

Steve từng nói: “Công việc của bạn sẽ chiếm một phần lớn cuộc đời bạn, và cách duy nhất để thực sự hài lòng là làm những gì bạn tin rằng đó là công việc tuyệt vời. Và cách duy nhất để làm được công việc tuyệt vời là yêu những gì bạn làm. Nếu bạn chưa tìm thấy nó – hãy tiếp tục tìm kiếm”.

Nữ doanh nhân nhấn mạnh rằng để tìm được niềm đam mê, trước hết chúng ta cần tìm một người đồng hành có chung định hướng. Powell Jobs nhớ lại bài phát biểu tại Stanford có ý nghĩa như thế nào đối với người chồng quá cố của bà. Vào buổi sáng ngày hôm đó, nữ doanh nhân chưa bao giờ thấy chồng của mình lo lắng như vậy. Bài phát biểu là tâm huyết ấp ủ từ rất lâu của tỷ phú công nghệ hàng đầu thế giới.

Giá trị của bài phát biểu đã được chứng minh rằng sau hơn 15 năm, vẫn chưa có ai có thể “đánh bại” sức ảnh hưởng của nó. Nhờ tầm nhìn và tư duy đi trước thời đại cùng với những vốn sống mà ông có được, Steve Jobs đã để lại một “di sản” cho thế hệ sau.

Nguồn: CNN

[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *