Chật vật bán nhà trong nhiều tháng, một thành phố ở Trung Quốc ‘khổ sở’ sau cơn sốt bất động sản

Rate this post

Các nhà phát triển “làm bất cứ điều gì để kiếm tiền”

Tại một khu dân cư mới hoàn thiệt được 1 nửa, cách nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất của Apple ở thành phố Trịnh Châu chỉ vài dãy nhà, Wang Lina đã đưa ra một lời đề nghị chưa từng có để thu hút doanh nghiệp sau khi giá giảm 10% trong 12 tháng qua.

Thay vì yêu cầu khách thanh toán trước 30%, sale manager này chỉ yêu cầu đặt cọc 5%. Điều này tạo ra sự khác biệt khi cung cấp một khoảng vay lãi suất bằng 0 trong vòng 2 năm, được hỗ trợ bởi nhà phát triển của dự án.

Lina cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng rằng việc Foxconn phát triển mạnh mẽ sẽ giúp thu hút lao động nhập cư về đây và thúc đẩy doanh số bán nhà. Tuy nhiên, mọi chuyện đã không diễn ra theo hướng đó và chúng tôi phải làm bất kỳ điều gì có thể để kiếm tiền.”

Lina chỉ là một trong những nhà phát triển bất động sản địa phương đang chật vật với giá nhà sụt giảm và doanh số trì trệ. Hàng chục thành phố khác ở Trung Quốc cũng đang đối mặt với vấn đề tương tự. Tuy nhiên, ở các thành phố trung tâm ven biển của đại lục, xu hướng bùng nổ của bất động sản nhà ở do đầu cơ đã đẩy giá nhà lên cao, thậm chí các nhà phát triển còn phải lựa chọn khách hàng qua xổ số.

Sự tương phản của các thành phố ven biển đang phát triển mạnh và các thành phố nằm sâu trong nội địa đang gặp khó khăn cho thấy tình trạng tăng trưởng không đồng đều ngày càng sâu sắc ở Trung Quốc. Theo các chuyên gia, yếu tố này có nguy cơ làm suy yếu sự hồi phục hậu đại dịch của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Larry Hu – kinh tế gia tại Macquarie Group, cho biết: “Trịnh Châu trước đây đã đối mặt với tình trạng nguồn cung nhà ở dư thừa và đại dịch còn khiến điều này trở nên tồi tệ hơn. Tình hình sẽ còn xấu đi trong 12-24 tháng tới.”

Chật vật bán nhà trong nhiều tháng, một thành phố ở Trung Quốc khổ sở sau cơn sốt bất động sản  - Ảnh 1.

Trong khi doanh số bán nhà tăng vọt ở khắp các thị trường bất động sản phát triển – dẫn đầu là Thượng Hải và Thâm Quyến, thì “bức tranh” ở Trịnh Châu vẫn rất u ám. Số liệu chính thức cho thấy lượng giao dịch nhà ở của thành phố này (tính theo diện tích sàn) đã giảm gần 1 nửa trong 2 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, 10 thành phố ven biển top đầu tăng 76% trong cùng kỳ.

Bức tranh u ám đối với nhu cầu bất động sản cũng khiến mức độ rủi ro đối với nguồn cung tăng lên. Theo công tư vấn CRIC tại Thượng Hải, sẽ phải mất 15 tháng – mức cao nhất trong ngành, để các nhà phát triển bán số bất động sản còn trống hiện tại ở Trịnh Châu, với điều kiện không có dự án mới nào được ra mắt.

Một giám đốc điều hành của Changjian Holding chia sẻ: “Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là đảm bảo các dự án hiện tại được hoàn thành, thay vì đưa ra những dự án mới.” Changjian là nhà phát triển đã nỗ lực bán một khu phức hợp dân cư ở ngoại ô Trịnh Châu trong hơn 2 năm.

Khu bất động sản rơi vào tình trạng ế ẩm sau nhiều năm diễn ra xu hướng bùng nổ của hoạt động xây dựng các tòa nhà cao tầng. Sau đó, chính phủ Trung Quốc siết chặt quản lý đối với việc đầu cơ bất động sản, khiến nhu cầu sụt giảm.

Hoạt động xây dựng bất động sản nhà ở tại Trịnh Châu bắt đầu bùng nổ vào năm 2016, khi nỗ lực kiểm soát bong bóng bất động sản ở các thành phố ven biển được đưa ra. Ở thời điểm đó, Bắc Kinh đã giới hạn số lượng mua, khiến nhà đầu tư ồ ạt tìm đến các thành phố là trung tâm kinh doanh – nơi có thể bán nhà mà không bị ảnh hưởng bởi các quy định hạn chế đó.

Quả bong bóng được thổi phồng và vỡ vụn

Tuy nhiên, cơn sốt này đã kết thúc vào 1 năm sau đó, khi Trịnh Châu đưa ra 1 số biện pháp bao gồm hạn chế đối với cả người mua và bán, nhằm kiểm soát giá nhà. Doanh số bán nhà ở các khu dân cư mới trong thành phố đã giảm hơn 1/3 trong năm 2017, khi tăng tới 62% vào năm 2016.

Wang Yan là nhà đầu tư đã kiếm được hơn 1 triệu tệ (152.000 USD) nhờ bán nhà ở Trịnh Châu năm 2019. Anh cho biết: “Những ngày ‘thiên đường’ ở Trịnh Châu đối với việc mua bán nhà đã kết thúc, khi chính quyền yêu cầu người dân ngừng bán bất động sau khi mua 3 năm.”

Bất chấp doanh số bán hàng sụt giảm thảm hại, hoạt động xây dựng vẫn tiếp tục. Tổng số nhà ở mới tại Trịnh Châu từ năm 2016 đến 2019 đã cao hơn cả 1 thập kỷ trước đó cộng lại. Các nhà phát triển cho biết họ đã hứa hẹn với chính quyền thành phố này rằng lao động nhập cư từ các thành phố lân cận sẽ tiếp tục kéo đến.

Youwell – một nhà phát triển tại địa phương, cho biết: “Không có thành phố nào khác ở Hà Nam có thể sánh ngang với Trịnh Châu về cơ hội việc làm cũng như các nguồn lực về giáo dục và y tế. Những yếu tố này đủ để thúc đẩy thị trường bất động sản.”

Chật vật bán nhà trong nhiều tháng, một thành phố ở Trung Quốc khổ sở sau cơn sốt bất động sản  - Ảnh 2.

Dù Trịnh Châu thu hút lao động nhập cư, nhưng hầu hết trong số đó đều làm công việc sản xuất và dịch vụ được trả lương thấp. Do đó, họ không có khả năng mua nhà ở đây. Gần khu phức hợp của Foxconn, người mua được yêu cầu thanh toán khoản thế chấp hàng tháng hơn 4.500 tệ cho căn hộ tiêu chuẩn 1 phòng ngủ. Trong khi đó, lương trung bình 1 tháng của công nhân Foxconn là 5.000 tệ.

Li Chaoyong – một công nhân Foxconn ở Trịnh Châu kiếm được 4.800 tệ/tháng, cho hay: “Mức lương hiện tại của tôi không đủ để mua nhà ở Trịnh Châu trong vài năm tới.”

Tình trạng này dự kiến sẽ không được cải thiện trong thời gian sớm. Nền kinh tế Trịnh Châu chủ yếu dựa vào sản xuất thâm dụng lao động với mức lương thấp. Ngoài ra, thành phố này còn trực thuộc 1 trong những tỉnh vùng sâu vùng xa nhất của Trung Quốc. Trịnh Châu cũng đạt rất ít tiến bộ trong việc phát triển các ngành có giá trị gia tăng cao như internet.

Do triển vọng mờ mịt, các nhà phát triển bắt đầu giảm giá nhà ở. Doanh số bán đất của thành phố này đã giảm hơn 1/3 trong 2 tháng đầu năm nay so với 1 năm trước đó, khi nhiều chủ đầu tư ngừng xây dựng.

Một giám đốc điều hành của China Merchants Property chi nhánh tại Trịnh Châu cho biết: “Những ngày tồi tệ nhất vẫn chưa kết thúc.”

Tham khảo Financial Times


Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *