Bộ Tài chính “tuýt còi” các Công ty chứng khoán “biến tướng” huy động vốn từ khách hàng

Rate this post

Bộ Tài chính vừa ra thông tin trả lời một số vấn đề được dư luận xã hội, báo chí quan tâm liên quan đến lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính trong tháng 4/2021.

Cụ thể, theo phản ánh của báo chí, thời gian gần đây xuất hiện tình trạng các công ty chứng khoán “biến tướng” huy động vốn, vi phạm nghiêm trọng các quy định của nhà nước, dưới các hình thức hợp tác đầu tư, tiết kiệm tiền gửi,…Nhiều chuyên gia cho rằng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải thanh kiểm tra và yêu cầu các công ty chứng khoán chấm dứt ngay dịch vụ này để tránh rủi ro phát sinh.

Trả lời về vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết đối với các vấn đề phản ánh về các dịch vụ huy động vốn, tiết kiệm tiền gửi theo phản ánh của một số báo chí, Bộ Tài chính (UBCKNN) đã có văn bản yêu cầu Công ty chứng khoán MB, Công ty chứng khoán VNDirect báo cáo, giải trình về nội dung phản ánh của báo chí nói trên và đã có văn bản yêu cầu Công ty chứng khoán MB dừng thực hiện dịch vụ.

Đối với Công ty chứng khoán VNDirect, Bộ Tài chính (UBCKNN) sẽ có xử lý tương tự sau khi nhận được ý kiến giải trình của Công ty và tổ chức kiểm tra hoạt động một số công ty chứng khoán.

Bộ Tài chính “tuýt còi” các Công ty chứng khoán “biến tướng” huy động vốn từ khách hàng - Ảnh 1.

Hình thức hợp tác đầu tư tại một CTCK

Trước đó, trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm đang rất thấp, nhiều CTCK đã thực hiện “lách” huy động vốn từ khách hàng dưới tên gọi “hợp tác đầu tư” (hoặc tên gọi tương tự). Sản phẩm này giúp khách hàng có được lợi suất tốt hơn so với gửi tiết kiệm ngân hàng, trong khi thời hạn linh hoạt hơn và có thể sẵn sàng giao dịch chứng khoán khi cần thiết mà không cần phải chuyển qua lại giữa các tài khoản ngân hàng.

Đối với CTCK, hình thức này giúp họ có được nguồn vốn giá rẻ nhanh chóng để cung cấp cho hoạt động kinh doanh (phần lớn cho hoạt động margin) mà không cần phải phát hành trái phiếu hay tăng vốn.

Một số CTCK như MBS, VNDirect, VPS, Trí Việt…đã có những sản phẩm “hợp tác đầu tư” như vậy. Dù được đánh giá mang lại lợi ích đôi bên cho cả CTCK và khách hàng, nhưng hình thức này cũng tiềm ẩn rủi ro khi CTCK không phải là đơn vị có chức năng huy động tiền từ khách hàng. Khi xảy ra tranh chấp, cơ quan chức năng sẽ khó có thể bảo vệ quyền lợi cho khách hàng tham gia dù thị trường chưa từng ghi nhận sự cố nào từ hoạt động “hợp tác đầu tư” này.

Minh Anh

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị


Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *