Đất nền cắt lỗ

[ad_1]

Mới đây, một một giới đã đăng rao bán một mảnh đất vườn diện tích hơn 1.000m2 tại xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú (Bình Phước) với giá 380 triệu đồng. Giá này đã giảm 350 triệu đồng so với đầu năm 2023. Mảnh đất được giới thiệu là có mặt tiền 19m, sát các tiện ích như nhà văn hoá, trường học…

Liên hệ theo số điện thoại của môi giới được biết, chủ đất mua mảnh đất này đầu năm với giá 730 triệu đồng, hiện do kẹt dòng tiền cuối năm nên bán rẻ một nửa. Dù vậy, theo môi giới này để tìm được khách mua nhanh thời điểm này không dễ.

Thực tế, đây không phải là trường hợp hiếm hoi cắt lỗ sâu đất vườn. Từ đầu năm 2023 đến nay, từ đất nền thổ cư cũng ghi nhận mức giảm giá từ 10-30% là phổ biến, các nền đất kẹt dòng tiền tỉ lệ giảm giá đã lên mức 40-50% bởi đây từng là sản phẩm “lướt sóng” được các nhà đầu tư lẻ ưa chuộng giai đoạn 2019-2021, hiện rao bán giảm giá khá nhiều nhưng giao dịch kém.

Theo một môi giới khu vực, thị trường vẫn xuất hiện một số giao dịch ở nhóm sản phẩm đất vườn giá mềm, diện tích lớn nhưng tỉ lệ này chỉ bằng khoảng 5-10% so với trước đây. Phần lớn là giao dịch ở các nhóm nhà đầu tư trong khu vực, không xuất hiện nhà đầu tư các tỉnh khác.

Gần đây, trên trang cá nhân của một môi giới chuyên bán bất động sản Bình Phước liên tục đăng tải thông tin “cắt lỗ sâu”. Thông tin rao bán này xuất hiện nhiều từ tháng 9/2023 đến nay. Có một số nền đất dù rao bán nhiều tháng nhưng vẫn chưa tìm được khách mua. Mức giảm phổ biến từ 250-450 triệu đồng/nền với đất dự án. Đặc biệt các lô đất mặt tiền kinh doanh trong dự án trước đây đều là sản phẩm nhà đầu tư ưa chuộng, mua vào với giá cao thì hiện nay gửi lại môi giới bán với giá giảm sâu. Dù vậy, môi giới vẫn “oằn mình” tìm khách chốt trong bối cảnh thị trường này.

Ghi nhận cho thấy, tình trạng bán lỗ sâu đất vườn, đất dự án chủ yếu diễn ra ở các nhà đầu tư “đuối” dòng tiền, không đại diện cho toàn thị trường. Sau thời gian “gồng gánh”, nhà đầu tư từng ôm tài sản bất động sản ở nhiều nơi, hiện muốn bán bớt để “xoay” chuyển dòng tiền. Song, ở một số tỉnh xa xôi của Tp.HCM, khi thanh khoản thị trường chung còn khá yếu thì việc bán được cũng không dễ dàng trong lúc này

Anh T, một nhà đầu tư lâu năm (sống tại Tp.Thủ Đức, Tp.HCM), hiện rao bán một mảnh đất vườn tỉnh với mức giảm hơn 1 tỉ đồng so với giá mua vào (giá mua vào tháng 12/2021 là 3.8 tỉ đồng, hiện rao bán 2.5 tỉ đồng), nhưng đã 3 tháng trôi qua, mảnh đất vẫn chưa bán ra được.

Đất nền vốn là sản phẩm được nhà đầu tư ưa chộng, nhưng lại rơi vào tình trạng ảm đạm kéo dài hơn 1 năm qua. Hầu hết các khu vực từng xảy ra tình trạng sốt đất, hiện giá đất nền đều ghi nhận giảm. Tình trạng cắt lỗ, giảm giá sâu hầu hết đều tập trung vào những sản phẩm được đưa ra thị trường với mục đích đầu tư, đầu cơ, không phục vụ nhu cầu ở thực.

Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính với mong muốn “lướt sóng” kiếm lời nhanh, nên khi thị trường trầm lắng, những nhà đầu tư này không chịu được áp lực về trả gốc/lãi các khoản vay đầu tư, buộc phải tìm mọi cách “thoát hàng” dù có khi chấp nhận chịu lỗ sâu.

Gần đây, thị trường đất nền tỉnh đã có một số dấu hiệu phục hồi nhẹ sức cầu, song chỉ tập trung ở một số khu vực “sát cạnh” Tp.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, còn các thị trường xa xôi hơn như Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Thuận… thanh khoản thị trường vẫn khá yếu. 

Theo các chuyên gia, sản phẩm tồn đọng còn nhiều, giá đang ở mức cao nên thị trường đất nền cần thêm thời gian để tiêu thụ, dự kiến phải bước sang năm 2025 -2026 phân khúc này mới thực sự hồi phục.

[ad_2]
Source link

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *