4 điểm khác biệt giữa người có năng lực hạn chế và năng lực thượng thừa: Giàu

[ad_1]

Khi còn trẻ, những người lớn tuổi hơn bạn luôn lấy tiêu chuẩn “lương tháng bao nhiêu tiền” làm cơ sở để đánh giá một người có năng lực hay không.

Mỗi khi nghe câu đó, không ít người cảm thấy rất khó chịu và phản bác lại rằng: “Khả năng của một người không liên quan gì đến việc anh ta kiếm được bao nhiêu tiền”

Người kia tức tối hỏi lại: “Ai nói thế? Vậy bằng chứng đâu?”.

Cứng họng chưa? Khi những người trẻ chúng ta biện hộ rằng “năng lực không liên quan gì đến tiền bạc”, chúng ta khó có thể chứng minh được tại sao lại như vậy. Không phải chúng ta không có năng lực, mà nhiều khi năng lực ấy lại không liên quan gì đến việc tiền nhiều hay ít. Nhưng trong cuộc sống, chúng ta luôn phải dùng “khả năng kiếm tiền” để chứng minh bản lĩnh và năng lực của bản thân.

Trong tác phẩm  “Tăng quảng hiền văn” có một câu như sau: “Hữu tiền đạo chân ngữ, vô tiền ngữ bất chân/ Bất tín đãn khán diên trung tửu, bôi bôi tiên khuyến hữu tiền nhân”. Nghĩa là: “Có tiền hễ nói người tin, không tiền nói chẳng ai tin câu nào/ Cứ xem bữa tiệc rượu mời, Chén nào trước cũng chuốc người giàu sang…”

Nghe có vẻ tàn nhẫn, nhưng đây chính là thực tế.

Khi bước vào tuổi trung niên, trải qua những thăng trầm và nhìn rõ sự đời, bạn sẽ phát hiện ra rằng: Một người có năng lực hay không sẽ có thể nhìn từ bốn điểm sau đây.

1, Bạn đã kiếm được tiền chưa?

Người xưa nói: “Người giàu sẽ làm lợi cho thiên hạ, còn người nghèo thì lợi cho một mình”. Trong thời đại hiện nay, chúng ta ít khi nghĩ đến vấn đề “giúp đỡ cả thế giới”, không phải chúng ta không có tâm giúp người lúc hoạn nạn, mà là chúng ta sợ mình chưa kiếm đủ tiền lo cho gia đình. Đôi khi chúng ta có thể bác bỏ quan điểm này, vì nghĩ rằng chúng ta sớm muộn gì cũng kiếm tiền, lúc đó làm cũng được.

Nhưng nếu bạn đang ở tuổi trung niên, phải đối mặt với áp lực cơm áo gạo tiền, già trẻ lớn bé sống nhờ vào bạn, bạn không kiếm đủ tiền thì bạn sẽ bị cho là không có năng lực giúp gia đình và bản thân mình.

Khi người ta bước vào tuổi trung niên sẽ nghĩ cho dù lý tưởng của bạn có cao cả đến đâu thì cũng chỉ có thể giữ lý tưởng sâu trong lòng khi kinh tế không thể độc lập hoàn toàn. Cái gọi là “sống thật với chính mình” là một thứ rất ngông cuồng và xa xỉ đối với những người có đồng lương không mấy rủng rỉnh.

Sau khi một người bước vào tuổi trung niên, anh ta phải suy nghĩ lại về những gì mình làm, thậm chí là nhìn về phía trước và phía sau. Không phải vì chúng ta luôn do dự mà vì chúng ta quá có trách nhiệm.

2, Gia đình có hòa thuận không?

Có câu nói: “Gia hòa vạn sự hưng”. Nếu gia đình của một người không mấy hòa thuận, thì  vấn đề ở hai chỗ, hoặc là của bên kia hoặc của chính mình. Tình yêu, hôn nhân và gia đình không phải là một mình có thể vun đắp, mà cần sự góp sức của cả hai.

Vì vậy, người có năng lực sẽ biết cách vun vén tốt gia đình của mình và cũng là người biết cách hòa thuận với gia đình. Trước đây tôi có viết một bài đề cập đến một loại người luôn mất bình tĩnh với gia đình nhưng lại rất tốt với người ngoài. Đây là kiểu người thường không có năng lực. Sở dĩ người ta luôn mất bình tĩnh với gia đình là vì người này biết rằng gia đình có thể bao dung với lỗi lầm của người đó nên thản nhiên nổi nóng với người nhà.

Họ bị oan ức ở ngoài xã hội nhưng chỉ dám trút giận vào người nhà. Kiểu người này không chỉ thấy khó đạt được thành công trong sự nghiệp mà còn khó hòa thuận với người nhà.

Vậy nên, gia đình hòa thuận là gia đình có các thành viên luôn thấu hiểu, bao dung, thúc đẩy nhau cùng trưởng thành. Ngược lại, một gia đình bất hòa bất hòa là gia đình không đủ thấu hiểu, bao dung. Đó chẳng phải là dấu hiệu của sự bất lực sao?

4 điểm khác biệt giữa người có năng lực hạn chế và năng lực thượng thừa: Giàu - nghèo cũng từ đây mà ra! - Ảnh 1.

3, Những đứa trẻ có được học hành đến nơi đến chốn hay không?

Tất cả chúng ta đều biết rằng con cái thực sự là “bản sao” của cha mẹ chúng. Bởi lời nói và việc làm của cha mẹ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến lời nói và việc làm của con cái. Nói cách khác, nếu con cái của một người không được học hành, thì điều đó chứng tỏ rằng người đó là một người không có năng lực và nhận thức chưa đúng đắn. Khi cha mẹ đưa con cái đến thế giới này, họ có trách nhiệm và nghĩa vụ giáo dục chúng. “Giáo dục” ở đây không chỉ đơn thuần là nuôi dạy. Đó là trẻ em phải lớn lên khỏe mạnh về thể chất và tinh thần.

Sự trưởng thành của con cái không chỉ là trách nhiệm và nghĩa vụ của cha mẹ, mà còn là biểu hiện của “năng lực” của cha mẹ và việc con cái được học hành tử tế chẳng liên quan gì đến chuyện giàu hay nghèo. Nếu cha mẹ không giáo dục tốt thì con cái sẽ kém học. Nói cách khác, nếu con cái không được giáo dục, thì chứng tỏ cha mẹ không có năng lực.

4, Bạn vẫn còn phân vân, hoang mang hay không?

Có một cuộc thảo luận về việc “nhảy việc 8 lần trong 3 năm có nên không?”, hầu hết mọi người đều đồng tình với một quan điểm: người trẻ thậm chí không biết mình muốn gì, và sống như vậy quá lãng phí. Có thể nói, hoang mang và lo lắng về cuộc sống là trạng thái chỉ dành cho giới trẻ.

Nhưng nếu một người vẫn còn những cảm xúc như vậy khi ở độ tuổi trung niên, đó có thể là một biểu hiện của sự kém cỏi. Sau khi bước qua tuổi trung niên, lẽ ra phải tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống, kinh nghiệm làm việc. Sau khi trải qua, bạn nên có định hướng rõ ràng và kiến ​​thức bản thân rõ ràng.

Nhưng nếu đến tuổi trung niên, người ta vẫn còn hoang mang và chỉ có thể chứng tỏ rằng mình rất kém cỏi. Bạn không có định hướng và sự sáng suốt trong cuộc sống của chính mình mà cha mẹ, người yêu và con cái của bạn cũng sẽ chán nản và lo lắng vì điều này.

Kết luận:

Khi làm việc, chúng ta phải làm việc chăm chỉ hơn vì chúng ta biết rằng mình không đơn độc, phía sau còn có những người thân trong gia đình cần những đồng tiền của chúng ta;

Khi đối mặt với những bất hòa, chúng ta nên bình tĩnh lại vì biết rằng mình không chủ có mỗi mình, mình còn gia đình, vợ con lo cho mình;

Khi gặp sai lầm, vấp ngã, gặp khó khăn, chúng ta sẽ không dễ dàng trốn chạy như trước nữa, vì dù khó khăn có lớn đến đâu, chỉ cần chúng ta cùng chung sức với gia đình, chúng ta sẽ có thể biến bại thành thắng.

Có thể hiện tại chúng ta không có tiền, nhưng ít nhất chúng ta phải chăm lo cho gia đình, điều hành gia đình thật tốt, làm cho không khí gia đình được hòa thuận;

Có thể chúng ta còn đang rất bối rối, nhưng ít nhất chúng ta phải giữ được sự kiên trì và làm gương tốt cho con cái.

Nếu bạn không thể kiếm tiền, không quản lý tốt gia đình, không làm gương cho con cái, không có định hướng trong cuộc sống thì bạn thực sự sẽ là kẻ bất tài.

[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *